Phân biệt 2 công nghệ in áo cầu lông: in nhiệt và in sơn

In áo cầu lông hiện nay đang được rất nhiều vợt thủ quan tâm, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về tính năng cũng như đặc điểm của các công nghệ in áo cầu lông. In nhiệt hay in sơn sẽ tốt hơn? hai công nghệ in này khác nhau ở điểm nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt 2 công nghệ in áo cầu lông: in nhiệt và in sơn một cách cụ thể nhất.

in áo cầu lông

Nếu bạn muốn có một sản phẩm in áo cầu lông đẹp, trước tiên hãy lựa chọn cho mình một mẫu áo cầu lông chất lượng …

>>> Tham khảo ngay 79+ mẫu áo cầu lông thời trang, được tìm mua nhiều nhất trên thị trường hiện nay

  1. 1. Công nghệ in nhiệt trên áo cầu lông

    In nhiệt hay còn gọi là in chuyển nhiệt là công nghệ sử dụng một loại mực in đặc biệt được gọi là mực in chuyển nhiệt. Loại mực in đặc biệt này sẽ được in lên giấy in chuyển nhiệt hay còn gọi là giấy in nhiệt. Sau đó sử dụng một thiết bị ép nhiệt để giúp những hình ảnh từ giấy chuyển nhiệt vừa in ra bám chặt vào sản phẩm áo cầu lông cần in. Đây được xem là một công nghệ in áo cầu lông hiện đại và tốt nhất trên thị trường hiện nay.

    Ưu điểm: 

    Các sản phẩm áo cầu lông được in bằng công nghệ in nhiệt sẽ rất đa dạng về hình ảnh do công nghệ này có thể dễ dàng in các tấm hình, hoa văn, hoạ tiết …lên tất cả các loại vải như in trên giấy in ảnh.

    Trong công nghệ in nhiệt, mực nhiệt sẽ thấm trực tiếp vào từng sợi vải nên các sản phẩm in áo cầu lông bằng in nhiệt sẽ có độ bền màu cao, màu sắc trung thực, hình ảnh rõ nét.

    Đặc biệt bạn có thể yên tâm ủi trực tiếp lên vải mà không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, với công nghệ in nhiệt, các hình ảnh in trên áo sẽ không bị phai màu khi giặt (ngay cả khi giặt với thuôc tẩy), không bị bể hình khi kéo giãn vải.

    Mực in trên áo cầu lông sẽ không bao giờ mất hay bị mờ đi với công nghệ in này.

    in nhiệt

    Nhược điểm:

    Công nghệ này hạn chế khả năng in lên áo cầu lông màu đen. Khi in áo cầu lông màu đen, xanh đậm, hoặc màu đậm cần in bằng cao su. Đồng thời phương pháp in này rất phức tạp và khó khăn, vì thế nó có chi phí sẽ cao hơn so với in lụa. Tuy nhiên, tại Belo Sport nếu bạn đặt áo đội, bạn sẽ được miễn phí in sau lưng.

  2. 2. In sơn – công nghệ in áo cầu lông phổ biến nhất

    In sơn là công nghệ phổ biến nhất hiện nay. In sơn hay còn gọi là in lụa, là một dạng trong kỹ thuật in ấn. in sơn thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, còn một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.

    Ưu điểm: 

    Cách in khá nhanh và đơn giản vì thế sẽ tiết kiệm được thời gian.

    Màu sắc của hình ảnh được in trên áo cầu lông khá đẹp mắt. Màu sắc tươi sáng, nổi bật và giống với bản gốc.

    có thể sử dụng phương pháp này trên tất cả màu áo bao gồm cả các màu tối như đen, xanh đậm,…

    Đặc biệt, giá thành của các sản phẩm in áo cầu lông bằng công nghệ này rẻ hơn so với in nhiệt.

    in sơn

    Nhược điểm:

    Mực in trên áo sẽ bị mờ đi sau một thời gian từ khoảng 2 đến 3 năm, dễ bong tróc và bị ẩm mốc. In được ít màu hơn so với in nhiệt.

  3. 3. Nên lựa chọn công nghệ in áo cầu lông nào?

    Tùy vào từng sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn các công nghệ in áo cầu lông khác nhau. Với những sản phẩm có màu tối như đen, xanh đậm, tím đậm… bạn nên chọn công nghệ in sơn sẽ tốt hơn. Ngoài ra, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí  thì in sơn là một lựa chọn phù hợp nhất cho bạn.

    in áo cầu lông

    Tuy nhiên, mặc dù in sơn khá phổ biến và giá thành rẻ hơn nhưng in nhiệt lại đem lại chất lượng tốt hơn cho bạn về cả màu sắc hình ảnh và độ bền. Nếu bạn muốn sử dụng chiếc áo của mình trong một thời gian dài thì lời khuyên cho bạn là hãy sử dụng công nghệ in sơn.

    Với những chia sẻ về 2 công nghệ in áo cầu lông phổ biến nhất in nhiệt và in sơn ở trên bạn đã có được những kiến thức cơ bản rồi đúng không? Hãy lựa chọn cho mình những công nghệ in phù hợp nhất với chất liệu và màu sắc cũng như nhu cầu cua mình nhé.

    Để quần áo cầu lông của bạn luôn bền đẹp, bạn cũng nên học cách bảo quản quần áo cầu lông….

>>> Xem ngay bài viết: Hướng dẫn giặt và bảo quản quần áo cầu lông theo từng chất vải

Tin Liên Quan