Hướng dẫn giặt và bảo quản quần áo cầu lông theo từng chất vải

Quần áo cầu lông không chỉ đa dạng về mẫu mã, màu sắc mà các chất liệu cũng khác nhau. Đối với từng chất vải lại có một cách giặt và bảo quản không giống nhau. Vì vậy, việc học cách bảo quản quần áo cầu lông là vô cùng quan trọng. Hãy lưu lại ngay những kinh nghiệm giặt và bảo quản quần áo cầu lông theo từng chất vải dưới đây để luôn giữ quần áo như mới nhé.

bảo quản quần áo cầu lông

Nếu quần áo cầu lông của bạn đang bị hỏng do chưa biết cách giặt và giữ gìn, hãy sắm cho mình một bộ quần áo cầu lông mới và ghi nhớ những hướng dẫn dưới nhé

>>> Click ngay top 79+ mẫu áo cầu lông bền đẹp, giá khuyến mãi, bán chạy tại Belo Sport.

  1. 1. Phân biệt vải mè, vải thun mịn, vải Polyester

    Vải mè, vải thun mịn và vải Polyester là ba loại vải được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất quần áo cầu lông. Mỗi loại vải lại phù hợp với từng đối tượng người mặc khác nhau. Bạn có thể phân biệt chúng qua những đặc điểm sau:

    Vải mè là một chất liệu vải mượt mà, mát, mịn, chắc chắn về cấu trúc, có các lỗ tản nhiệt, thoáng khí vì vậy nó có khả năng thấm hút mồ hôi nhanh, kháng khuẩn, khử mùi, chống bám bẩn. Ngoài ra, đây còn là loại vải có tính năng chống nhăn, chất liệu vải co giãn tốt, màu sắc đẹp, độ bền màu cao và không bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời.

    quần áo cầu lông

    Vải thun mịn tương tự như vải mè nhưng mịn và mát hơn. Vải thun mịn có thể nhận biết như sau: khi bạn đưa tay chạm vào bề mặt vải, bạn sẽ có cảm giác mịn màng, không hề bị xổ lông trên bề mặt. Loại vải thun này còn được gọi là vải thun sợi bông. Vải thun sợi bông khi cầm trên tay bạn sẽ có cảm giác thật mềm mịn và mát tay. Vải thun sợi bông có độ đều không cao, mặt vải không bóng có xù lông nhỏ. Nếu lấy một sợi kéo đứt thì sợi dai, đầu sợi dứt không gọn. Khi thấm nước sợi bền khó đứt, khi vò nhẹ mặt vải để lại nếp nhăn.

    áo cầu lông

    Vải Polyester cũng được sử dụng nhiều trong sản xuất quần áo cầu lông. Bạn có thể phân biệt vải Polyester với các loại vải khác nhờ độ bóng của nó. Vải Polyester khi nhìn vào sẽ có độ bóng hơn các loại vải khác. Đặc biệt loại vải này không có khả năng thấm nước nhưng hút dầu rất tốt. Ngoài ra, nó cũng có khả năng co dãn và chống nhăn rất tốt.

    áo cầu lông

    Do tính chất khác nhau nên từng loại vải sẽ có cách bảo quản và giặt khác nhau. Để giữ cho quần áo cầu lông của bạn luôn như mới hãy ghi nhớ những lưu ý sau đây.

  2. 2. Hướng dẫn giặt và lưu giữ quần áo cầu lông vải mè

    Các sản phẩm quần áo cầu lông được làm bằng vải mè rất dễ giặt và bảo quản. Khi giặt quần áo cầu lông vải mè bạn có thể dùng giặt tay hoặc máy giặt. Nhưng tốt nhất bạn nên dùng tay sẽ sạch hơn và giữ được quần áo bền hơn. Khi giặt bạn nên phân loại quần áo màu và quần áo trắng để tránh tình trạng nhem màu xẩy ra. Do vải mè có nhiều lỗ thoáng khí nhỏ vì thế bạn hãy ưu tiên dùng nước giặt thay vì bột giặt. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng các hạt bột giặt không tan còn sót lại sẽ len vào trong các lỗ thoáng khí trên vải và gây ra ngứa ngáy hoặc dị ứng da. Đặc biệt, bạn nên hạn chế dùng các chất tẩy quần áo như javen, các loại chất tẩy trắng quần áo, tẩy quần áo màu vì những chất này rất dễ làm biến dạng sợi vải và làm quần áo bị khô xơ, mất khả năng co dãn…

    giặt quần áo

    Nếu trong một thời gian dài mà bạn không sử dụng quần áo cầu lông, bạn nên cất giữ chúng ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Vì nếu để ở những nơi ẩm ướt, vải mè có thể sẽ dễ bị nấm mốc. Ngoài ra, bạn cũng nên giặt sạch quần áo trước khi cho vào tủ để cất giữ lâu ngày.

  3. 3 Cách bảo quản quần áo cầu lông vải thun mịn

    Vải thun mịn có tính chất rất mềm và mịn nhưng dễ bị nhăn. Vì thế khi giặt quần áo cầu lông, bạn không nên giặt máy vì giặt máy sẽ tác động rất mạnh vào quần áo và dễ để lại các vết nhăn. Cũng giống như vải mè, bạn nên phân loại quần áo màu và quần áo trắng khi giặt để tránh bị nhem màu. Đừng quá lạm dụng các chất tẩy quần áo vì chúng sẽ làm sợi vải bị mỏng đi và dễ rách.

    treo quần áo

    Tương tự như chất liệu vải mè, bạn nên giặt sạch quần áo cầu lông vải thun mịn trước khi giữ chúng trong một thời gian dài không sử dụng. Và nhớ bảo quản chúng ở những nơi khô thoáng nhé. Điều lưu ý cuối cùng là, khi giữ quần áo cầu lông vải mè trong một thời gian dài, bạn nên treo chúng lên bằng móc thay vì xếp chúng. Làm như vậy sẽ giúp quần áo không để lại các vết gấp.

  4. 4. Đối với quần áo cầu lông vải Polyester

    Khác với vải thun mịn, vải Polyester có khả năng chống nhăn rất tốt, vì thế bạn có thể thoải mái giặt máy hoặc giặt tay mà không sợ làm nhăn quần áo. Bạn nên nghĩ đến việc lộn trái quần áo khi giặt. Bằng cách này, bạn sẽ bảo vệ được lớp vải mặt ngoài, giúp sợi vải tránh bị đứt gẫy và giữ cho chúng mềm mại.

    gấp quần áo

    Polyester là loại vải có giá thành rẻ, lại rất dễ giặt và bảo quản, vì vậy, nó được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên khi mặc loại vải này rất dễ gây nóng do tản nhiệt kém. Bởi thế nó chỉ được dùng phổ biến vào mùa đông. Nếu bạn muốn cất giữ nó trong một thời gian dài, bạn hãy giặt sạch trước khi cho vào tủ.

    Lưu ý chung cho tất cả các loại vải là khi hong khô quần áo cầu lông, bạn nên hong khô bằng cách tự nhiên và hạn chế dùng máy sấy. Vì nhiệt trong máy sấy sẽ làm khô và biến dạng sợ vải gây ra dễ bị rách.

    phơi quần áo
    Nhiều người thường có thói quen sử dụng nước làm mềm vải để giữ cho quần áo luôn mềm mại nhưng đối với quần áo cầu lông thì bạn không nên sử dụng nước xả làm mềm vải. Quần áo cầu lông được làm từ chất liệu vải thấm hút mồ hôi, phủ lớp tĩnh điện đóng vai trò quan trọng trong việc thẩm thấu chất bẩn, mồ hôi cũng như tôn dáng khi bạn tập thể dục. Thói quen sử dụng nước làm mềm vải khiến chất liệu vải mềm đi, mất phom dáng, giảm độ tĩnh điện và lớp hương của nước xả trên bề mặt vải sẽ bít đi những lỗ thoát hơi. Do đó, khi tập luyện thể thao, bộ quần áo bạn đang mặc không còn công năng thấm hút chất bẩn và thoáng khí nữa.

    Cách giặt và bảo quản quần áo cầu lông không khó nhưng nếu bạn làm sai cách, quần áo của bạn sẽ rất dễ bị hỏng. Vì thế hãy thực hiện đúng như những lưu ý ở trên để giữ cho quần áo cầu lông của bạn luôn mềm mịn, bền đẹp và như mới nhé.

    Để tìm hiểu thêm về tính năng của các loại vải quần áo cầu lông để có thể giữ quần áo cầu lông của bạn được lâu bền…

>>> Tham khảo ngay bài viết: So sánh ưu nhược điểm các loại vải quần áo chơi cầu lông

Tin Liên Quan