10 phút để nắm rõ luật thi đấu bóng rổ mới nhất năm 2018

Hiểu luật thi đấu bóng rổ chỉ trong 10 phút? Nhiều người vẫn nghĩ điều này là bất khả thi do luật thi đấu bóng rổ có rất nhiều quy định. Tuy nhiên, bài viết này sẽ làm bạn thay đổi suy nghĩ đó.

luật thi đấu bóng rổ
Do luật thi đấu bóng rổ có khá nhiều điều luật, vì vậy để các bạn có thể tìm hiểu một cách logic và thuận tiện hơn, bài viết sẽ được chia bố cục như sau:

PHẦN 1: LUẬT THI ĐẤU

CHƯƠNG I. TRẬN ĐẤU TRONG LUẬT CHƠI BÓNG RỔ

CHƯƠNG II : KÍCH THƯỚC SÂN BÃI VÀ TRANG THIẾT BỊ THEO LUẬT BÓNG RỔ CƠ BẢN

CHƯƠNG III: ĐỘI BÓNG TRONG LUẬT BÓNG RỔ VIỆT NAM

CHƯƠNG IV: LUẬT THI ĐẤU BÓNG RỔ

CHƯƠNG V: PHẠM LUẬT TRONG LUẬT BÓNG RỔ MỚI NHẤT

CHƯƠNG VI: LỖI CÁ NHÂN TRONG LUẬT BÓNG RỔ 2018

CHƯƠNG VII : NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG CỦA LUẬT TRONG BÓNG RỔ

PHẦN 2: LUẬT BÓNG RỔ NBA

PHẦN 3: LUẬT BÓNG RỔ 3 NGƯỜI (LUẬT BÓNG RỔ ĐƯỜNG PHỐ)

 

luật thi đấu bóng rổ

PHẦN 1: LUẬT THI ĐẤU

  1. CHƯƠNG I. TRẬN ĐẤU TRONG LUẬT CHƠI BÓNG RỔ


    ĐIỀU 1: ĐỊNH NGHĨA

    1.1 Trận đấu bóng rổ.

    Môn Bóng rổ được thi đấu bởi hai đội, mỗi đội 5 cầu thủ (vận động viên). Mục đích của mỗi đội là ném bóng ghi điểm vào rổ đối phương và ngăn cản không cho đối phương ném bóng ghi điểm vào rổ của mình.

    Trận đấu bóng rổ được điều hành bởi các trọng tài, trọng tài bàn và một giám sát trận đấu.

    1.2 Rổ: Rổ của đội phòng thủ/rổ của đối phương.

    Rổ mà bị mội đội tấn công là rổ của đối phương và rổ được một đội bảo vệ là rổ của chính đội nhà.

    1.3 Đội thắng.

    Trong một trận đấu đội nào ghi được số điểm nhiều hơn sau khi kết thúc thời gian thi đấu là đội thắng.

  2. CHƯƠNG II : KÍCH THƯỚC SÂN BÃI VÀ TRANG THIẾT BỊ THEO LUẬT BÓNG RỔ CƠ BẢN

    ĐIỀU 2 : SÂN THI ĐẤU

    sân thi đấu bóng rổ

    2.1 Sân thi đấu.

    Sân thi là một mặt phẳng cứng, hình chữ nhật, mặt sân không có chướng ngại vật (hình) có kích thước như sau: chiều dài 28m, chiều rộng là 15m (được tính từ mép trong của đường biên).

    Các Liên đoàn quốc gia được quyền thay đổi kích thước sân thi đấu của liên đoàn, nhưng với kích thước tối thiểu phải là: chiều dài là 26m, chiều rộng là 14m.

    2.2 Đường biên.

    Tất cả những đường biên được kẽ cùng một màu (thưòng là màu trắng), rộng 5cm và dễ nhìn.

    2.2.1. Đường biên xung quanh.

    Sân thi đấu là khu vực được xác định bởi các đường giới hạn bao gồm các đường cuối sân (theo cạnh ngắn) và các đường biên dọc (theo cạnh dài). Những đường biên này không nằm trong sân thi đấu.

    Bất cứ chướng ngại vật nào kể cả ghế ngồi dành cho các cầu thủ đều phải đặt cách sân thi đấu ít nhất là 2m.

    2.2.2 Đường giữa sân, vòng tròn giữa sân và các nửa vòng tròn.

    Đường giữa sân được kẻ song song với đường cuối sân, cắt hai đường biên dọc ở điểm chính giữa và được kéo dài thêm ra ngoài mỗi đường biên dọc là 15cm.

    Vòng tròn giữa sân được vẽ ở giữa sân thi đấu và có bán kính từ tâm điểm tới mép ngoài của vòng tròn là 1,80m. Nếu phần bên trong của vòng tròn được sơn màu thì phải cùng màu với các khu vực giới hạn.

    Các nửa vòng tròn được vẽ trên sân với bán kính từ tâm điểm tại điểm giữa của đường ném phạt tới mép ngoài của vòng tròn là 1,80m (H.2)

    2.2.3 Đường ném phạt và các khu vực giới hạn.

    Đường ném phạt được kẻ song song với các đường cuối sân, mép ngoài của đường ném phạt cách mép trong của đường biên cuối sân là 5,80m. Chiều dài đường ném phạt là 3,60m. Điểm giữa của đường ném phạt nằm trên đường tưởng tượng nối điểm giữa của hai đường cuối sân.

    Khu vực giới hạn là phần mặt sân được giới hạn bởi đường cuối sân, đường ném phạt và hai đường được kẻ từ đường cuối sân ở chỗ cách điểm giữa của đường cuối sân 3m tới hai đầu của đường ném phạt. Ngoại trừ đường cuối sân, những đường giới hạn này đều thuộc khu vực giới hạn. Phần trong khu vực giới hạn có thể được sơn màu nhưng phải sơn cùng màu với vòng tròn giữa sân.

    Những vị trí tranh chấp bóng bật bảng cho các cầu thủ trong khu vực ném phạt được quy định như trong hình 2.

    2.2.4 Khu vực 3 điểm.

    Khu vực 3 điểm của một đội (hình 1 và hình 3) là toàn bộ phần sân thi đấu, trừ khu vực gần rổ đối phương được giới hạn như sau :

    Hai đường thẳng song song xuất phát từ đường cuối sân, vuông góc với đường cuối sân và cách điểm chiếu thẳng đứng của tâm vòng rổ đối phương là 6,25m. Khoảng cách từ điểm chiếu này tới mép trong của điểm giữa của đường cuối sân 1,575m.

    Một nửa vòng tròn có bán kính 6,25m có tâm là điểm chiếu thẳng đứng của tâm vòng rổ sẽ tiếp xúc với hai đường song song nêu trên.

    2.2.5. Khu vực ghế ngồi của đội.

    Khu vực ghế ngồi của đội sẽ được bố trí ở bên ngoài sân, cùng bên với bàn thư ký và khu ghế ngồi của các đội:

    Mỗi khu vực sẽ được giới hạn bởi một đường kéo dài từ cuối sân ít nhất 2m và một đường nữa cũng dài ít nhất là 2m được vẽ vuông góc với đường biên và cách đường giữa sân 5m.

    Có 14 ghế ngồi được đặt trong khu vực ghế ngồi của đội dành cho các HLV, các cầu thủ dự bị và những người đi theo đội. Bất cứ người nào khác đều phải ngồi ở phía sau khu ghế ngồi của đội và cách khu ghế ngồi của đội là 2m.

    2.3 Vị trí của bàn trọng tài và các ghế của cầu thủ vào thay người .

    Bàn của các thành viên ban trọng tài và ghế ngồi phải được bố trí trên một mặt sàn phẳng. Cán bộ thông tin và cán bộ thống kê (nếu có) có thể ngồi bên cạnh hoặc phía san bàn trọng tài.

    ĐIỀU 3 : TRANG THIẾT BỊ

    Trang thiết bị dành cho thi đấu môn Bóng rổ bao gồm:

    – Bảng rổ gồm:

    * Bảng

    * Rổ bao gồm vòng rổ và lưới (có thể tháo rời),

    * Giá đỡ bảng rổ được bọc đệm.

    – Bóng rổ.

    quả bóng rổ

    Quả bóng rổ là một trong những thiết bị quan trọng nhất của trận đấu. Thiếu quả bóng rổ trận đấu sẽ không thể diễn ra. Ngoài ra, sử dụng quả bóng rổ kém chất lượng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trận đấu. Vì vậy, khi tham gia một trận đấu bóng rổ, quả bóng rổ là thiết bị đầu tiên cần có và cần lựa chọn một cách chính xác.

     

    >>> Tham khảo ngay 69+ sản phẩm quả bóng rổ đạt chuẩn, thường xuyên được lựa chọn sử dụng trong các trận đấu.

    – Đồng hồ thi đấu

    – Bảng điểm.

    – Đồng hồ 24 giây.

    – Đồng hồ tính thời gian bóng chết hay thiết bị thích hợp (không phải là đồng hồ thi đấu) để tính thời gian hội ý,

    – Hai thiết bị tín hiệu âm thanh riêng biệt khác nhau để thông báo.

    – Biên bản ghi điểm.

    – Bảng báo lỗi cá nhân.

    – Bảng báo lỗi đồng đội.

    – Bảng thông báo quyền luân phiên phát bóng,

    – Sàn thi đấu.

    – Sân thi đấu.

    – Ánh sáng thích hợp.

    Để có thông tin chi tiết về trang thiết bị môn bóng rổ xin xem phụ lục về trang thiết bị.

  3. CHƯƠNG III: ĐỘI BÓNG TRONG LUẬT BÓNG RỔ VIỆT NAM


    đội bóng rổ

    ĐIỀU 4 : ĐỘI BÓNG.

    4.1 Định nghĩa :

    4.1.1 Cầu thủ của một đội có đủ tư cách tham dự thi đấu khi cầu thủ đã đó được uỷ quyền tham dự thi đấu cho đội đó và phải phù hợp với điều luật và điều lệ, kể cả điều luật có quy định độ tuổi của Ban tổ chức giải.

    4.1.2 Cầu thủ của đội được phép tham dự thi đấu khi tên của cầu thủ đó đã được đăng ký vào tờ ghi điểm trước khi bắt đầu trận đấu và miễn là cầu thủ đó không vi phạm lỗi truất quyền thi đấu hay vi phạm 5 lỗi.

    4.1.3 Trong thời gian thi đấu, cầu thủ của đội sẽ:

    – Là cầu thủ chính thức khi cầu thủ đó ở trên sân thi đấu và được phép tham dự thi đấu.

    – Là cầu thủ dự bị khi cầu thủ đó không có mặt trên sân thi đấu nhưng được phép tham dự thi đấu.

    – Là cầu thủ bị truất quyền thi đấu (bị loại) khi cầu thủ đó vi phạm 5 lỗi và không được phép tham dự thi đấu nữa.

    4.1.4 Trong thời gian nghỉ giữa các hiệp, tất cả các thành viên của đội được xem xét như là các cầu thủ.

    4.2. Luật quy định:

    4.2.1 Mỗi đội bóng gồm có :

    – Không quá 12 vận động viên được phép tham dự thi đấu bao gồm cả đội trưởng.

    – Một HLV, nếu đội có yêu cầu thì được bổ sung thêm một trợ lý HLV.

    – Tối đa 5 thành viên đi theo đội được phép ngồi tại khu vực ghế ngồi của đội và có nhiệm vụ đặc biệt (ví dụ: Lãnh đội, bác sỹ, nhân viên y tế, nhân viên xoa bóp, nhân viên thống kê, phiên dịch..).

    4.2.2 Năm cầu thủ chính thức của mỗi đội ở trên sân trong thời gian thi đấu và có thể được thay thế trở thành cầu thủ dự bị.

    4.2.3 Một cầu thủ dự bị trở thành cầu thủ chính thức và cầu thủ chính thức trở thành cầu thủ dự bị khi:

    – Trọng tài cho phép cầu thủ dự bị vào sân thi đấu.

    – Trong thời gian hội ý hay thời gian nghỉ giữa các hiệp đấu, đề nghị thay cầu thủ phải đệ trình tới trọng tài ghi điểm.

    4.3 Trang phục

    4.3.1 Trang phục thi đấu của mỗi đội:

    – Áo phải cùng màu kể cả trước và sau lưng. Tất cả các cầu thủ phải bỏ áo trong quần. Được phép mặc trang phục áo liền quần.

    – Áo lót không cùng chủng loại với áo thi đấu không được mặc ở bên trong của áo quần thi đấu, trừ trường hợp cầu thủ được phép của bác sĩ. Nếu được phép, áo mặc bên trong phải cùng màu với áo thi đấu.

    – Quần thi đấu phải đồng màu ở phía trước và phía sau, nhưng không nhất thiết phải cùng màu với áo thi đấu.

    – Quần trong (quần lót) dài hơn quần thi đấu có thể được mặc, nhưng phải cùng màu với quần thi đấu.

    4.3.2 Cầu thủ của mỗi đội phải mặc áo có số trước ngực và sau lưng, số áo phải rõ ràng, tương phản với màu áo.

    Số áo phải được nhìn thấy rõ ràng, và :

    – Số áo ở sau lưng có chiều cao ít nhất là 20 cm.

    – Số áo trước ngực có chiều cao ít nhất 10 cm.

    – Chiều rộng của số áo không được nhỏ hơn 2cm.

    – Các đội sử dụng số áo từ số 4 đến số 15. Đối với các cuộc thi đấu cấp quốc gia thì Liên đoàn Bóng rổ quốc gia có thể cho phép sử dụng các số áo tối đa là 2 đơn vị (đơn vị hàng chục)

    – Các cầu thủ của cùng một đội không được mang số áo giống nhau.

    – Bất cứ quảng cáo hay biểu tượng cũng đều được phải đặt cách số áo ít nhất 5cm.

    4.3.3 Mỗi đội phải có ít nhất 2 bộ trang phục thi đấu và:

    – Đội được ghi tên đầu tiên trong chương trình thi đấu (là đội chủ nhà) sẽ sử dụng trang phục thi đấu màu sáng (thường là màu trắng).

    – Đội được ghi tên thứ hai trong chương trình thi đấu (là đội khách) sẽ sử dụng trang phục thi đấu (áo) màu tối.

    Tuy nhiên, nếu hai đội thống nhất họ có thể trao đổi màu trang phục thi đấu cho nhau.

    4.4. Trang thiết bị khác:

    4.4.1 Mọi vật dụng do các cầu thủ sử dụng phải phù hợp với trận đấu. Không được mang bất cứ vật gì được thiết kế nhằm tăng thêm chiều cao hoặc tầm với của cầu thủ, tạo ra sự lợi thế không trung thực.

    4.4.2 Các cầu thủ không được mang bất cứ vật gig gây nguy hiểm cho cầu thủ khác.

    * Những vật dụng không được phép mang là :

    – Các đồ bảo vệ ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, cẳng tay, các vật cứng hoặc dây lưng quần làm bằng da, bằng nhựa dẻo, bằng kim loại hoặc bất cứ vật cứng nào khác, thậm chí những vật này đã được bọc lại bằng vật liệu mềm.

    – Vật dụng có thể làm đứt da hoặc làm xước da (móng tay phải cắt ngắn).

    – Kẹp tóc, mũ, đồ trang sức, lưới buộc tóc.

    * Những vật dụng được phép mang vào sân đấu:

    – Các đồ bảo vệ vai, cánh tay, đùi, cẳng chân, nếu những vật liệu này dược bao bọc tốt.

    – Bao chằng đầu gối nếu được bao phủ đúng qui định.

    – Đồ bảo vệ chấn thương mũi, thậm chí được làm bằng vật liệu cứng.

    – Kính đeo mắt nếu không gây nguy hiểm cho cầu thủ khác.

    – Dây buộc tóc rộng tối đa 5cm, không làm xước da và bằng vải một màu, bằng nhựa dẻo hoặc bằng cao su.

    đội bóng rổ

    ĐIỀU 5: CÁC CẦU THỦ BỊ CHẤN THƯƠNG

    5.1. Trong trường hợp có cầu thủ bị chấn thương thì trọng tài có thể dừng trận đấu.

    5.2. Nếu có chấn thương xảy ra khi bóng sống. Trọng tài sẽ không thổi còi cho tới khi đội kiểm soát bóng đá ném rổ, mất quyền kiểm soát bóng, đã giữ lại bóng hoặc bóng trở thành bóng chết. Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ cầu thủ chấn thương thì trọng tài có thể dừng trận đấu ngay lập tức,

    5.3. Nếu một cầu thủ chấn thương không thể tiếp tục thi đấu ngay (trong khoảng 15 giây) hoặc cần điều trị thì phải thay ngay cầu thủ bị chấn thương hay đội phải thi đấu ít hơn 5 cầu thủ.

    5.4. Các HLV, trợ lý HLV, các cầu thủ dự bị và các thành viên đi theo đội có thể vào sân thi đấu khi được phép của trọng tài để xem xét hỗ trợ cho cầu thủ bị chấn thương trước khi cầu thủ đó được thay thế.

    5.5. Một bác sỹ có thể vào sân mà không cần sự cho phép của trọng tài nếu trong trường hợp theo sự đánh giá của bác sỹ cầu thủ bị chấn thương cần chữa trị y tế khẩn cấp.

    5.6. Trong trận đấu, bất cứ cầu thủ bị chảy máu hoặc có vết thương vẫn còn rỉ máu phải được thay cầu thủ khác. Cầu thủ đó chỉ có thể trở lại sân sau khi máu ngừng chảy và vùng bị thương hoặc vết thương đã được băng bó đảm bảo an toàn.

    Nếu cầu thủ bị chấn thương hay bất kỳ cầu thủ nào bị chảy máu hay vết thương vẫn còn rỉ máu mà hồi phục trong thời gian xin hội ý hoặc trong khi đồng hồ thi đấu dừng, cầu thủ đó có thể tiếp tục được thi đấu.

    5.7. Nếu một cầu thủ bị chấn thương được ném phạt, cầu thủ thay thế sẽ thực hiện ném phạt. Cầu thủ thay thế đó không được thay ra cho đến khi anh ta thi đấu hết một pha và đồng hồ thi đấu tiếp tục chạy lại.

    5.8. Một cầu thủ được HLV lựa chọn thi đấu ngay từ đầu trận đấu có thể được thay thế trong trường hợp bị chấn thương. Trong trường hợp này, nếu đội đối phương mong muốn thì cũng được phép thay thế số cầu thủ dự bị như số cầu thủ của đội được thay thế.

    ĐIỀU 6: ĐỘI TRƯỞNG – NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

    6.1. Đội trưởng là một cầu thủ, đại diện cho đội mình trên sân. Đội trưởng có thể tiếp xúc với trọng tài trong quá trình thi đấu để có những thông tin cần thiết với thái độ nhã nhặn và tuy nhiên chỉ khi bóng chết và đồng hồ thi đấu dừng.

    6.2. Đội trưởng có thể hành động như là HLV.

    6.3. Khi kết thúc trận đấu, đội trưởng sẽ thông báo cho trọng tài nếu đội có khiếu nại về kết quả trận đấu và ký vào biên bản biên bản kết quả trận đấu ở phần được đánh dấu là chữ ký của đội trưởng trong trường hợp có khiếu nại.

    ĐIỀU 7: HUẤN LUYỆN VIÊN – NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN


    huấn luyện viên bóng rổ

    7.1. Ít nhất 20 phút trước khi trận đấu bắt đầu, mỗi HLV hay đại diện của HLV sẽ trao cho trọng tài ghi điểm danh sách họ tên và số áo của các cầu thủ thi đấu trong trận đó cũng như tên của đội trưởng, HLV và trợ lý HLV. Tất cả những cầu thủ đã được đăng ký tên với trọng tài ghi điểm đều được phép tham gia thi đấu, thậm chí họ được phép đến muộn hơn sau khi thời gian thi đấu đã bắt đầu.

    7.2. Ít nhất 10 phút trước trận đấu, mỗi HLV sẽ khẳng định lại danh sách họ tên và số áo của cầu thủ đội mình, tên của các HLV và ký tên vào tờ ghi điểm. Đồng thời cũng thông báo 5 cầu thủ tham dự thi đấu đầu tiên. HLV đội A sẽ cung cấp thông này trước.

    7.3. HLV và trợ lý HLV (cũng như các cầu thủ dự bị và các cán bộ đi theo đội) là những người được phép và được ngồi trong khu vực ghế ngồi dành cho đội trừ khi có những điều khác đã được nêu trong điều luật này.

    7.4. Trong thời gian thi đấu chỉ khi bóng chết và đồng hồ thi đấu đã dừng thì HLV và trợ lý HLV mới được phép tới bàn trọng tài để nhận những thông tin thống kê.

    7.5. Chỉ có HLV mới được phép đứng trong thời gian thi đấu. HLV có quyền thông tin cho cầu thủ bằng lời nói trong khi thi đấu nếu HLV vẫn sát cánh bên đội ở khu vực ghế ngồi của đội.

    7.6. Nếu có trợ lý HLV thì phải đăng ký tên vào Biên bản ghi điểm trước khi trận đấu bắt đầu (không cần chữ ký). Anh ta sẽ phải đảm nhận trách nhiệm và quyền hạn của HLV nếu vì lý do nào đó HLV không thể tiếp tục đảm nhiệm được nhiệm vụ của mình.

    7.7. Khi đội trưởng rời khỏi sân đấu thì HLV phải thông báo với trọng tài chính số áo của cầu thủ sẽ là đội trưởng trên sân thi đấu.

    7.8. Đội trưởng có thể hành động như HLV nếu không có HLV hay HLV không thể tiếp tục đảm đương công việc và không có trợ lý HLV được đăng ký trong biên bản ghi điểm (hoặc trợ lý HLV không thể đảm đương công việc). Nếu đội trưởng phải rời sân đấu với bất kỳ lý do chính đáng nào, anh ta vẫn có thể tiếp tục hành động như HLV nhưng nếu anh ta phải rời sân lý do mắc lỗi truất quyền thi đấu, hoặc anh ta không thể làm đội trưởng do bị chấn thương, không thể đảm nhận vai trò HLV thì lúc này người đội trưởng có thể thay thế hành động như HLV.

     

  4. CHƯƠNG IV: LUẬT THI ĐẤU BÓNG RỔ


    luật thi đấu bóng rổ

    ĐIỀU 8: THỜI GIAN THI ĐẤU, TRẬN ĐẤU HOÀ VÀ HIỆP PHỤ

    8.1. Một trận đấu bao gồm bốn hiệp, mỗi hiệp 10 phút.

    8.2. Thời gian nghỉ giữa hiệp 1 và hiệp 2, nghỉ giữa hiệp 3 và hiệp 4 và giữa các hiệp phụ đều là 2 phút.

    8.3. Thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 15 phút.

    8.4. Thời gian chuẩn bị trước khi trận đấu bắt đầu là 20 phút.

    8.5. Thời gian nghỉ giữa trận đấu bắt đầu như sau:

    – 20 phút trước khi trận đấu bắt đầu.

    – Khi đồng hồ thi đấu thông báo kết thúc thời gian hiệp đấu.

    8.6. Thời gian nghỉ giữa trận đấu kết thúc như sau

    – Vào thời điểm bắt đầu của hiệp đấu thứ nhất sau khi một cầu thủ chạm bóng đúng luật trong nhảy tranh bóng.

    – Vào thời điểm bắt đầu các hiệp đấu tiếp theo khi một cầu thủ trên sân thi đấu chạm bóng đúng luật sau khi phát bóng.

    8.7. Nếu trận đấu có tỷ số hoà khi kết thúc thời gian thi đấu của hiệp thứ tư, thì trận đấu sẽ tiếp tục bằng các hiệp phụ, thời gian của mỗi hiệp là 5 phút để có tỷ số thắng thua cách biệt.

    8.8. Nếu lỗi vi phạm xảy ra vừa đúng lúc đồng hồ thi đấu phát tín hiệu âm thanh thông báo kết thúc thời gian thi đấu thì các quả ném phạt sẽ được thực hiện ngay sau khi kết thúc thời gian thi đấu.

    8.9. Nếu các quả ném phạt được thực hiện trong thời gian hiệp phụ thì tất cả các lỗi xảy ra sau khi kết thúc thời gian thi đấu sẽ được xem là các lỗi xảy ra trong thời gian nghỉ giữa hiệp đấu và các quả ném phạt sẽ được tiến hành khi bắt đầu hiệp đấu tiếp theo.

    ĐIỀU 9: BẮT ĐẦU, KẾT THÚC HIỆP ĐẤU VÀ TRẬN ĐẤU

    9.1. Hiệp đấu thứ nhất bắt đầu khi một cầu thủ nhảy tranh bóng chạm bóng đúng luật.

    9.2. Tát cả các họêp khác bắt đầu khi một cầu thủ trên sân chạm bóng hay được chạm bóng đúng luật sau quả phát bóng biên.

    9.3. Trận đấu không thể bắt đầu nếu một đội không có 5 cầu thủ sẵn sàng thi đấu trên sân.

    9.4. Đối với tất cả các trận đấu đội được ghi tên nêu đầu tiên trong chương trình (đội chủ nhà) sẽ được ngồi ở khu vực ghế ngồi và bảo vệ rổ ở bên trái của bàn trọng tài.

    Tuy nhiên, nếu hai đội liên quan đều thống nhất với nhau thì có thể thay đổi khu ghế ngồi và rổ của đội cho nhau.

    9.5. Trước khi bắt đầu thi đấu hiệp thứ nhất và hiệp thứ ba, các đội đều được phép khởi động ở nửa sân đặt rổ của đội đối phương.

    9.6. Các đội phải đổi sân ở nửa thời gian thi đấu sau của hiệp đấu (hiệp thứ 3).

    9.7. Trong tất cả các hiệp phụ, các đội sẽ tiếp tục thi đấu theo hướng rổ như trong hiệp đấu thứ 4.

    9.8. Thời gian thi đấu của một hiệp đấu, hiệp phụ hay trận đấu sẽ kết thúc khi đồng hồ thi đấu phát tín hiệu âm thanh thông báo kết thúc thời gian thi đấu.

     

    ĐIỀU 10: TÌNH TRẠNG CỦA BÓNG

    10.1. Bóng có thể là bóng sống hay bóng chết.

    10.2. Bóng trở thành bóng sống khi :

    – Nhảy tranh bóng, bóng được một cầu thủ nhảy tranh bóng chạm đúng luật.

    – Thực hiện quả ném phạt, bóng được trao cho cầu thủ ném phạt ở vị trí ném phạt.

    – Thực hiện quả phát bóng biên, bóng được trao cho cầu thue phát bóng ở vị trí phát bóng biên.

    10.3. Bóng trở thành bóng chết khi :

    – Quả ném rổ được tính điểm hay quả ném phạt đã được thực hiện.

    – Có tiếng còi của trọng tài trong khi bóng sống.

    – Quả ném phạt chắc chắn bóng không vào rổ mà được tiếp tục bằng:

    Một quả ném phạt khác.
    Thêm một quả ném phạt hay nhiều quả ném phạt khác hay quả phát bóng.
    – Đồng hồ thi đấu phát tín hiệu âm thanh kết thúc thời gian một hiệp đấu.

    – Đồng hồ 24 giây phát tín hiệu âm thanh trong khi một đội đang kiểm soát bóng sống.

    – Bóng đang bay trên trong một lần ném rổ và một cầu thủ của một trong hai đội chạm vào bóng khi :

    Trọng tài thổi còi.

    Đồng hồ thi đấu phát tín hiệu âm thanh thông báo kết thúc thời gian thi đấu của một hiệp.

    Đồng hồ 24 giây phát tín hiệu âm thanh.

    10.4. Bóng không trở thành bóng chết và điểm được tính nếu thực hiện khi:

    – Bóng đang bay trên không trong lần ném rổ ghi điểm và

    Trọng tài thổi còi.

    Đồng hồ thi đấu phát tín hiệu âm thanh báo kết thúc thời gian thi đấu của một hiệp.

    Đồng hồ 24 giây phát tín hiệu âm thanh.

    – Bóng bay trên không trong lần ném phạt khi trọng tài thổi còi vì bất kỳ cầu thủ nào của hai đội trừ cầu thủ ném phạt vi phạm các điều luật khác.

    – Đối phương phạm lỗi trong khi bóng vẫn ở trong tầm kiểm soát của cầu thủ có động tác ném rổ với hoạt động liên tục trước khi có lỗi xảy ra.

    Điều khoản này không áp dụng và điểm sẽ không được tính nếu trọng tài thổi còi khi:

    Đồng hồ thi đấu phát tín hiệu âm thanh thông báo kết thúc thời gian thi đấu của một hiệp đấu.
    Đồng hồ 24 giây phát tín hiệu âm thanh.
    Động tác ném rổ mới được thực hiện.

    ĐIỀU 11: VỊ TRÍ CỦA CẦU THỦ VÀ TRỌNG TÀI

    11.1. Vị trí của cầu thủ được xác định bởi vị trí mà cầu thủ đang tiếp xúc mặt sân. Khi một cầu thủ nhảy lên trên không, vị trí được xác định là vị trí mà cầu thủ đã chạm mặt sân trước khi bật nhảy, được tính bao gồm đường biên, đường 3 điểm, đường ném phạt và những đường giới hạn của khu vực ném phạt.

    11.2. Vị trí của trọng tài được xác định giống cách xác định vị trí của cầu thủ. Khi bóng chạm trọng tài cũng giống như bóng chạm sân ở vị trí của trọng tài.

    ĐIỀU 12: NHẢY TRANH BÓNG VÀ QUYỀN SỞ HỮU BÓNG LUÂN PHIÊN


    thi đấu bóng rổ

    12.1. Định nghĩa:

    12.1.1. Một lần nhảy tranh bóng được thực hiện khi trọng tài tung bóng giữa hai đối thủ ở vòng tròn giữa sân khi bắt đầu hiệp đấu đầu tiên.

    12.1.2. Giữ bóng diễn ra khi có một hoặc nhiều cầu thủ của cả 2 đội dùng một hoặc hai tay giữ chặt bóng mà không có cầu thủ nào giành được quyền kiểm soát bóng trừ và không có sự thô bạo quá mức.

    12.2. Thủ tục:

    12.2.1. Khi nhảy tranh bóng, hai cầu thủ nhảy tranh bóng sẽ đứng cả hai chân trong nửa vòng tròn gần rổ của đội mình với một bàn chân đặt gần sát điểm giữa đường giữa sân.

    12.2.2. Các cầu thủ cùng đội không được chiếm vị trí liền kề nhau ở xung quanh vòng tròn nếu có một cầu thủ đối phương đứng chen vào một trong những vị trí đó.

    12.2.3. Trọng tài sẽ tung bóng lên cao (thẳng đứng) giữa hai cầu thủ, bóng được tung lên đến điểm cao nhất mà cầu thủ có thể với tới khi nhảy lên.

    12.2.4. Bóng được chạm bằng một tay hoặc hai tay của một cầu thủ hay cả hai cầu thủ nhảy nhảy tranh bóng sau khi bóng lên đến điểm cao nhất.

    12.2.5. Không một cầu thủ nhảy tranh bóng nào được phép di chuyển khỏi vị trí trước khi bóng được chạm đúng luật.

    12.2.6. Không một cầu thủ nhảy tranh bóng nào được bắt bóng hoặc chạm bóng hơn hai lần cho đến khi bóng được chạm một cầu thủ không nhảy tranh bóng hay bóng chạm sân thi đấu.

    12.2.7. Nếu bóng không được chạm bởi ít nhất một trong hai số cầu thủ nhảy tranh bóng , động tác tung bóng sẽ được thực hiện lại.

    12.2.8. Không được để bất cứ bộ phận nào của cơ thể cầu thủ nhảy tranh bóng chạm vạch hay vượt qua vòng tròn giữa sân (theo trục thẳng đứng) trước khi chạm vào bóng.

    Vi phạm Điều 12.2.1, 12.2.4, 12.2.5, 12.2.6 và 12.2.8 là vi phạm luật.

    12.3. Các tình huống nhay tranh bóng:

    + Tình huống nhảy tranh bóng diễn ra khi:

    – Hai đội cùng giữ chặt bóng.

    – Bóng ra ngoài biên, trọng tài không xác định rõ hay không biết ai là cầu thủ cuối cùng chạm bóng.

    – Vi phạm lỗi 2 quả ném phạt, khi quả ném phạt cuối cùng hay chỉ một quả ném phạt không thành công.

    – Bóng sống bị kẹt trên giá đỡ bảng rổ (trừ trường hợp ném phạt).

    – Bóng chết khi không đội nào kiểm soát bóng hay đã giành được quyền kiểm soạt bóng.

    – Huỷ bỏ các lỗi phạt như nhau của cả hai đội, không áp dụng hình thức xử phạt nào nữa và không đội nào kiểm soạt bóng hay giành được quyền kiểm soát bóng trước lỗi vi phạm hay vi phạm luật trước đó.

    – Bắt đầu hiệp đấu thứ nhất.

    12.4. Sở hữu bóng luân phiên

    12.4.1. Sở hữu bóng luân phiên là một biện pháp làm cho bóng trở thành bóng sống bằng một lần phát bóng vào sân hơn là phải nhảy tranh bóng.

    12.4.2. Trong tất cả các tình huống nhảy tranh bóng thì cả hai đội đều có quyền sở hữu bóng luân phiên tại nơi gần nhất với nơi xảy ra tình huống nhảy tranh bóng.

    12.4.3. Đội không giành được quyền kiểm soát bóng sống trên sân sau lần nhảy tranh bóng (để bắt đầu hiệp đấu đầu tiên) sẽ bắt đầu được sở hữu bóng luân phiên.

    12.4.4. Đội nhận được quyền sở hữu bóng luân phiên tiếp theo khi kết thúc bất kỳ hiệp đấu nào cũng sẽ bắt đầu hiệp đấu tiếp theo bằng quả ném phát bóng tại đường giữa sân kéo dài, đối diện với bàn trọng tài.

    12.4.5. Quyền sở hữu bóng luân phiên.

    – Bắt đầu: Khi bóng được trao cho một cầu thủ phát bóng vào sân.

    – Kết thúc khi:

    Một cầu thủ chạm vào bóng chạm vào một cầu thủ đúng luật.
    Đội được quyền ném phát bóng vi phạm luật.
    Bóng sống bị kẹt vào giá đỡ bảng rổ trong khi ném phát bóng.

    12.4.6. Đội nhận được quyền sở hữu bóng luân phiên sẽ ném nóng vào sân và được xác định bằng mũi tên quyền sở hữu bóng luân phiên chỉ hướng tới rổ của đối phương. Hướng chỉ của mũi tên sẽ đảo ngược lại ngay lập tức khi lần ném phát bóng kết thúc.

    12.4.7. Đội nhận được quyền sở hữu bóng luân phiên mà phát bóng vi phạm luật sẽ mất quyền phát bóng. Mũi tên sở hữu bóng luân phiên sẽ đảo ngược lại ngay lập tức, đội đối phương sẽ được quyền phát bóng trong tình huống nhảy tranh bóng tiếp theo. Trận đấu sẽ được tiếp tục lại bằng việc trao bóng cho đội đối phương để phát bóng vàn san như sau lần phạm luật thông thường (Ví dụ: Không phải là lần phát bóng luân phiên)

    12.4.8. Lỗi không do đội nào:

    – Trước khi bắt đầu một hiệp đấu không phải là hiệp đấu đầu tiên.

    – Trong quá trình sở hữu quyền phát bóng luân phiên.

    Nếu lỗi xảy ra trong lần phát bóng đầu tiên để bắt đầu một hiệp đấu, sau khi bóng đã đươc trao cho cầu thủ phát bóng nhưng trước khi bóng chạm vào một cầu thủ khác trên sân thì lỗi được coi là đã xảy ra trong thời gian thi đấu và sẽ bị phạt theo luật.

    thi đấu bóng rổ

    ĐIỀU 13: CÁCH CHƠI BÓNG

    13.1. Định nghĩa:

    Trong trận đấu, bóng chỉ được chơi bằng tay, có thể chuyền, ném, vỗ, lăn hay dẫn bóng theo bất cứ hướng nào nếu không vi phạm vào quy định trong những điều luật này.

    13.2. Luật quy định:

    13.2.1. Chạy dẫn bóng, đá bóng hay chặn bóng bằng bất cứ bộ phận nào của chân hay cố tình đấm bóng là vi phạm luật. Tuy nhiên, vô tình tiếp xúc với bóng bằng bất cứ bôh phận nào của chân thì đều không coi là phạm luật.

    13.2.2. Đưa tay từ phía dưới qua vòng rổ và chạm vào bóng trong khi chuyển hay ném rổ bật bảng là vi phạm luật.

    ĐIỀU 14: KIỂM SOÁT BÓNG

    14.1. Một đội đang kiểm soát bóng khi một cầu thủ của đội đó đang giữ bóng, đang dẫn bóng hay có bóng sống tại vị trí của cầu thủ đó.

    14.2. Đội tiếp tục kiểm soát bóng khi:

    – Một cầu thủ của đội đang kiểm soát bóng sống.

    – Bóng đang được chuyền giữa các cầu thủ của đội.

    14.3. Đội mất quyền kiểm soát bóng khi:

    – Đối phương giành được quyền kiểm soát bóng.

    – Bóng trở thành bóng chết.

    – Bóng rời khỏi tay cầu thủ ném rổ hay ném phạt.

    ĐIỀU 15: ĐỘNG TÁC NÉM RỔ

    15.1.  Động tác ném rổ hay ném phạt là khi bóng được cầm trong một hoặc hai tay của cầu thủ rồi ném lên trên không hướng về rổ của đối phương.

    Động tác vỗ bóng là khi bóng được đẩy bằng một hoặc hai tay hướng tới rổ của đối phương.

    Động tác nhấn bóng là khi bóng bị áp lực úp bằng một hoặc hai tay vào trong rổ của đối phương.

    Động tác đẩy bóng và động tác nhấn bóng cũng được xem như các động tác ném rổ để ghi điểm.

    15.2. Động tác ném rổ như sau:

    – Bắt đầu khi một cầu thủ có động tác chuyển động liên tục bình thường trước khi bóng rời tay có động tác ném rổ và theo nhận định của trọng tài là cầu thủ đã bắt đầu cố gắng ghi điểm bằng cách ném, nhấn hoặc vỗ bóng về phía rổ của đối phương.

    – Kết thúc khi bóng rời cầu thủ, trong trường hợp cầu thủ bật nhảy ném rổ thì động tác ném rổ kết thúc khi cả hai chân của cầu thủ ném rổ đã trở về chạm mặt sân thi đấu.

    – Cầu thủ cố gắng ghi điểm có thể bị cầu thủ đối phương giữ tay nhằm ngăn cản việc ghi điểm, thậm chí cầu thủ đó được xem là đã cố gắng ghi điểm. Trong trường hợp này, không cần thiết là bóng rời tay cầu thủ.

    Số bước di chuyển hợp luật không liên quan tới động tác ném rổ.

    15.3. Chuyển động liên tục của động tác ném rổ như sau:

    – Khi cầu thủ cầm bóng bằng một hoặc hai tay đã bắt đầu động tác hướng lên trên cao để ném rổ.

    – Có thể bao gồm chuyển động của 1 hoặc hai 2 cánh tay hoặc cơ thể của cầu thủ ném rổ để cố gắng ném rổ.

    – Kết thúc khi toàn bộ một động tác ném rổ mới được thực hiện.

    ĐIỀU 16: BÓNG ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM VÀ SỐ ĐIỂM

    16.1. Định nghĩa :

    16.1.1. Bóng được tính điểm là khi một quả bóng sống lọt vào trong rổ từ phía trên và ở bên trong rổ hay lọt qua rổ.

    16.1.2. Bóng được công nhận là vào rổ khi bóng nằm trong vòng rổ và nằm dưới vòng rổ.

    16.2. Luật quy định:

    16.2.1. Trong thi đấu, bóng của đội tấn công ném vào rổ đối phương được tính điểm như sau:

    – Một quả ném phạt được tính 1 điểm.

    – Bóng vào rổ từ khu vực 2 điểm được tính 2 điểm.

    – Bóng vào rổ từ khu vực 3 điểm được tính 3 điểm.

    Khi thực hiện quả ném phạt cuối cùng hay chỉ một quả ném phạt, bóng chạm vào vòng rổ trong khoảnh khắc rồi được chạm đúng luật bởi một cầu thủ tấn công hay mọt cầu thủ phòng ngự trước khi vào rổ thì được tính 2 điểm.

    16.2.2. Nếu một cầu thủ vô tình đẩy bóng vào rổ của mình thì sẽ bị tính hai điểm và điểm này được tính cho đội trưởng của đội đối phương.

    16.2.3. Nếu cầu thủ cố tình ném bóng vào rổ của đội mình, là phạm luật và bóng không được tính điểm.

    16.2.4. Nếu một cầu thủ vô tình ném bóng vào rổ từ phía dưới là phạm luật.

    ĐIỀU 17: PHÁT BÓNG BIÊN

    17.1. Định nghĩa:

    17.1.1. Một quả bóng biên diễn ra khi bóng được một cầu thủ đứng ở mép ngoài đường biên chuyển vào trong sân thi đấu.

    17.2. Thủ tục:

    17.2.1. Trọng tài phải đưa hay đặt bóng tại khu vực của cầu thủ thực hiện phát bóng. Trọng tài có thể tung hay chuyền bóng bật sân thi đấu cho một cầu thủ phát bóng biên với điều kiện:

    – Trọng tài đứng cách cầu thủ phát bóng biên không quá 4 mét.

    – Cầu thủ phát bóng biên đứng đúng vị trí theo sự hướng dẫn của trọng tài.

    17.2.2. Cầu thủ sẽ thực hiện quả phát bóng biên tại vị trí gần nhất với nơi vi phạm luật theo sự hướng dẫn cụa trọng tài hay nơi trận đấu vừa bị dừn lại ngoại trừ ở phía sau bảng rổ.

    17.2.3. Thực hiện quả phát bóng biên tại đường giữa sân kéo dài, đối diện với bàn trọng tài trong các trường hợp: Bắt đầu tất cả các hiệp đấu ngoại trừ hiệp đấu thứ nhất, sau khi vi phạm các lỗi kỹ thuật, lỗi phản tinh thần thể thao hoặc lỗi truất quyền thi đấu, bất kể là một quả phạt hay quả phạt cuối cùng đã vào rổ hay không vào rổ. Cầu thủ phải đặt một chân vào một bên của đường giữa sân kéo dài và sẽ được phép chuyền bóng cho đồng đội ở bất cứ vị trí nào trên sân thi đấu.

    17.2.4. Sau một lỗi cá nhân của đội đang kiểm soát bóng sống hay đội được quyền phát bóng biên thì đội không phạm lỗi sẽ được phát bóng biên gần nơi vi phạm lỗi nhất.

    17.2.5. Bất cứ quả ném rổ hay ném phạt nào mà bóng vào rổ nhưng không được tính điểm thì sẽ thực hiện quả phát bóng biên tại đường ném phạt được kéo dài.

    17.2.6. Sau quả ném rổ hhoặc chỉ một quả ném phạt hay quả ném phạt cuối cùng thành công thì:

    – Bất cứ cầu thủ nbào của đội bị ghi bàn thắng sẽ được phát bóng vào sân từ bất kỳ điểm nào ở ngoài đường cuối sân nơi bóng vừa vào rổ được tính điểm.

    – Điều này cũng được áp dụng sau khi trọng tài trao bóng hoặc đặt bóng tại vị trí cho cầu thủ phát bóng biên hay sau lần hội ý, hoặc khi ngừng trận đấu khi ném rổ hay ném phạt được tính điểm.

    – Cầu thủ thực hiện quả phát bóng biên có thể di chuyển về phía sau và bóng có thể được chuyền cho các thành viên của đội từ đường cuối sân nhưng không quá năm (5) giây ngay sau khi bóng được trao cho cầu thủ đầu tiên ở ngoài biên.

    17.3.1. Luật quy định:

    Cầu thủ phát bóng biên không được vi phạm các quy định sau:

    – Giữ bóng quá 5 giây trước khi bóng rời tay.

    – Bước vào trong sân khi còn trên tay.

    – Sau khi bóng đã rời tay cầu thủ phát bóng chạm ngoài đường biên.

    – Chạm bóng trên sân trước khi bóng chạm một cầu thủ khác.

    – Ném bóng trực tiếp vào rổ.

    – Từ một vị trí đã được trọng tài xác định, cầu thủ phát bóng không được di chuyển sang một bên quá 1m hay di chuyển hai bên trước khi hoặc trong khi bóng rời tay.

    17.3.2. Những cầu thủ khác sẽ không được :

    – Có bất kỳ phần thân thể nào vượt qua khỏi đường biên trước khi bóng được chuyền qua đường biên.

    – Đứng cách cầu thủ phát bóng biên dưới 1m, và không có bất cứ chướng ngại vật tại khu vực phát bóng, nếu có chướng ngại vật thì phải đặt cách đường biên ít nhất là 2m.

    Vi phạm Điều 17.3 là vi phạm luật.

    17.4. Xử phạt: Bóng được trao cho đối phương phát bóng biên tại vị trí vừa mới phát bóng vào sân.

    ĐIỀU 18: HỘI Ý

    hội ý

    18.1. Định nghĩa : Hội ý là thời gian bị gián đoạn của trận đấu được yêu cầu bởi HLV hay trợ lý HLV của một đội.

    18.2. Luật quy định:

    18.2.1. Thời gian của mỗi lần hội ý không quá một phút.

    18.2.2. Cơ hội cho một lần hội ý được bắt đầu khi :

    – Bóng trở thành bóng chết, đồng hồ thi đấu dừng lại và trọng tài kết thúc việc thông báo với bàn trọng tài.

    – Nếu một quả ném rổ được tính điểm, thì cơ hội xin hội ý dành cho đội không ghi điểm.

    18.2.3. Cơ hội cho một lần hội ý kết thúc khi :

    – Bóng được trao cho cầu thủ thực hiện phát bóng phạt hoặc quả ném phạt thứ nhất.

    – Bóng được đặt ở vị trí thuộc một cầu thủ phát bóng biên.

    18.2.4. Trong nửa đầu trận đấu (hiệp 1 và hiệp 2) mỗi đội được hội ý hai lần và nửa sau của trận đấu (hiệp 3 và 4) mỗi đội được xin hội ý 3 lần và được xin hội ý 1 lần ở mỗi hiệp phụ.

    18.2.5. Các lần hội ý không được sử dụng trong mỗi hiệp đấu sẽ không được chuyển sang các hiệp đấu tiếp theo và các hiệp phụ.

    18.2.6. Một lần hội ý sẽ dành cho đội có HLV đã có yêu cầu xin hội ý trước trừ khi lần hội ý được trao sau đội đối phương ném bóng vào rổ được tính điểm và không mắc lỗi.

    18.3. Thủ tục:

    18.3.1. Chỉ có HLV hoặc trợ lý HLV mới có quyền xin hội ý. HLV sẽ đến bên bàn trọng tài và nói rõ “ Xin hội ý’’ đồng thời làm dấu hiệu xin hội ý bằng tay với bàn trọng tài.

    18.3.2. Yêu cầu xin hội ý có thể được huỷ bỏ chỉ trước khi tín hiệu của trọng tài ghi điểm phát tín hiệu về yêu cầu xin hội ý.

    18.3.3. Hội ý như sau:

    – Bắt đầu khi trọng tài thổi còi và đưa ra ký hiệu hội ý.

    – Kết thúc khi trọng tài thổi còi và gọi 2 đội trở lại sân thi đấu.

    18.3.4. Ngay khi lần hội ý bắt đầu, trọng tài ghi điểm sẽ phát tín hiệu để thông báo với trọng tài là yêu cầu xin hội ý đã được xác lập.

    Nếu bóng vào rổ đội có yêu cầu xin hội ý, trọng tài thời gian sẽ dừng đồng hồ thi đấu và phát tín hiệu âm thanh.

    18.3.5. Trong thời gian hội ý (và trong thời gian nghỉ giữa trước khi bắt đầu hiệp đấu thứ 2 hoặc thứ 4 hoặc mỗi hiệp phụ) các cầu thủ có thể rời sân đấu và ngồi vào khu vực ghế ngồi của đội và những người được phép ở trong khu vực ghế ngồi của đội cũng có thể được vào sân thi đấu nếu các thành viên của đội vẫn ở gần khu vực ghế ngồi của đội.

    18.4. Những giới hạn xin hội ý:

    18.4.1. Không cho phép hội ý giữa hay sau một quả ném phạt hoặc nhiều quả ném phạt của 1 lần xử phạt cho đến khi bóng trở thành bóng chết lần nữa sau khi đồng hồ thi đấu chạy trở lại.

    Ngoại trừ :

    – Khi có một lỗi xảy ra giữa những quả ném phạt. Trong trường hợp này sẽ cho ném xong những quả phạt và cho hội ý trước khi tiến hành xử phạt lỗi mới.

    – Khi có lỗi xảy ra trước khi bóng sống trở lại sau quả ném phạt cuối hoặc chỉ có một quả ném phạt. Trong trường hợp này sẽ cho hội ý trước khi tiến hành phạt lỗi mới.

    – Khi có vi phạm luật trước khi bóng trở thành bóng sống sau quả ném phạt cuối hoặc chỉ có một quả ném phạt. Trong trường hợp này sẽ được phép hội ý trước khi thực hiện phát bóng.

    Trong trường hợp có nhiều đợt ném phạt do xử phạt nhiều lỗi, mỗi đợt ném phạt sẽ được tiến hành xử lý riêng biệt.

    18.4.2. Không cho đội ném rổ ghi điểm được hội ý khi đồng hồ thi đấu đã dừng sau quả ném rổ thành công ở hai phút cuối cùng của mỗi hiệp phụ, trừ khi trọng tài đã dừng trận đấu.

    ĐIỀU 19: THAY NGƯỜI

    19.1. Định nghiã: Là sự yêu cầu tạm dừng trận đấu để thay đổi cầu thủ dự bị.

    19.2. Luật quy định:

    19.2.1. Một đội có thể thay đổi cầu thủ hay nhiều cầu thủ trong một lần thay người.

    19.2.2. Một cơ hội thay người được bắt đầu khi :

    – Bóng trở thành bóng chết, đồng hồ thi đấu đã dừng và trọng tài đã kết thúc giao tóêp với bàn trọng tài.

    – Đội không ghi điểm ở hai phút cuối cùng của hiệp thứ tư hay 2 phút cuối cùng của các hiệp thi đấu phụ.

    19.2.3. Một cơ hội thay người kết thúc khi :

    – Bóng ở vị trí thuộc cầu thủ chuẩn bị ném phạt quả thứ nhất hay chỉ một quả phạt.

    – Bóng ở vị trí cầu thủ chuẩn bị phát bóng biên.

    19.2.4. Một cầu thủ trở thành cầu thủ dự bị và một cầu thủ dự bị trở thành cầu thủ chính thức không được phép trở vào sân tham gia thi đấu hay rời sân đấu ngay mà chờ cho đến khi bóng lại trở thành bóng chết và sau khi đồng hồ thi đấu tiếp tục chạy trở lại.

    Ngoại trừ :

    – Đội có ít hơn 5 cầu thủ trên sân thi đấu.

    – Cầu thủ có liên quan tới việc bị phạt lỗi đang ngồi trên ghế dự bị sau khi được thay người đúng luật.

    – Cầu thủ bị chấn thương, đang được chữa trị hay vết thương đang bị rỉ máu và hồi phục trong thời gian nghỉ

    19.3. Thủ tục:

    19.3.1. Một cầu thủ dự bị có quyền yêu cầu thay người. Cầu thủ đó sẽ đến bàn trọng tài và nói rõ yêu cầu xin thay người, đưa ra ký hiệu thích hợp bằng tay hay ngồi vào ghế thay người. Cầu thủ đó phải chuẩn bị sẵn sàng cho thi đấu ngay.

    19.3.2. Việc xin thay người có thể được huỷ bỏ chỉ trước khi tín hiệu âm thanh của trọng tài ghi điểm đã phát tín hiệu cho yêu cầu thay người đó.

    19.3.3. Ngay khi nhận được yêu cầu thay người, một cơ hội thay người bắt đầu, trọng tài ghi điểm sẽ thông báo cho các trọng tài bằng tín hiệu âm thanh.

    19.3.4. Cầu thủ dự bị sẽ đứng ở ngoài đường biên cho đến khi trọng tài đưa ra ký hiệu thay người và ra hiệu cho phép vào sân thi đấu.

    19.3.5. Cầu thủ đã bị thay ra được phép đi thẳng đến khu vực ghế ngồi của đội mà không cần phải thông báo cho trọng tài ghi điểm hay trọng tài.

    19.3.6. Việc thay người phải được thực hiện nhanh chóng. Một cầu thủ vi phạm lỗi thứ 5 hay đã bị truất quyền thi đấu thì phải được thay ngay (trong khoảng 30 giây). Nếu trọng tài cho rằng có sự trì hoãn không có lý do, sẽ tính cho đội vi phạm một lần hội ý. Nếu không tính lần hội ý thì tính một lỗi kỹ thuật “B” và lỗi này được ghi đối với HLV của đội vi phạm.

    19.3.7. Nếu việc thay người được yêu cầu trong thời gian hội ý hay trong thời gian nghỉ giữa hiệp, cầu thủ vào thay phải báo cáo cho trọng tài ghi điểm trước khi vào thi đấu.

    19.3.8. Cầu thủ ném phạt có thể được thay như sau:

    – Việc yêu cầu thay người phải được tiến hành trước khi cơ hội thay người kết thúc đối với quả ném phạt đầu tiên hay chỉ một quả ném phạt.

    – Bóng trở thành bóng chết sau quả ném phạt cuối cùng hay chỉ một quả ném phạt.

    19.3.9. Cầu thủ ném phạt được thay khi:

    – Cầu thủ đó bị chấn thương.

    – Cầu thủ đó vi phạm lỗi thứ 5

    – Cầu thủ đó bị truất quyền thi đấu.

    Nếu cầu thủ ném phạt được thay sau khi bóng trở thành bóng chết sau quả ném phạt cuỗi cùng hay chỉ một quả ném phạt, đối phương cũng có thể được thay một cầu thủ với điều kiện việc yêu cầu thay người đó được thực hiện trước khi bóng trở thành bóng sống của quả ném phạt cuối hay chỉ có một quả ném phạt.

    19.4. Những hạn chế:

    19.4.1. Không được phép thay người giữa hay sau một quả hay nhiều quả ném phạt, của một lần xử phạt lỗi cho đến khi bóng trở thành bóng chết lần nữa, sau khi đồng hồ thi đấu đang tiếp tục tính thời gian.

    Ngoại trừ :

    – Môt lỗi vi phạm giữa các lần ném phạt. Trong trường hợp này các quả ném phạt sẽ được hoàn thành và việc thay người sẽ được tiến hành trước khi xử phạt lỗi mới.

    – Một lỗi vi phạm trước khi bóng trở thành bóng sống sau quả ném phạt cuối hay một quả ném phạt. Trong trường hợp này việc tahy người sẽ được phép tiến hành trước khi xử phạt lỗi mới.

    – Một lỗi vi phạm xảy ra khi trở thành bóng sống sau quả ném phạt cuối hoặc một quả ném phạt. Trong trường hợp này thay người sẽ được tiến hành trước khi thực hiện phát bóng .

    Trong trường hợp có nhiều đợt ném phạt do xử phạt nhiều lỗi thì mỗi lần xử phạt sẽ được xử lý riêng biệt.

    19.4.2. Việc thay người sẽ không được phép đối với đội ghi điểm khi đồng hồ thi đấu đã dừng lại sau quả ném rổ thành công ở 2 phút cuối cùng của hiệp thi đấu thứ tư hay 2 phút cuối của các hiệp phụ trừ khi trọng tài cho dừng trận đấu hay đội không ghi điểm được quyền thay người.

    ĐIỀU 20: ĐỘI THUA VÌ BỊ TRUẤT QUYỀN THI ĐẤU


    luật thi đấu bóng rổ

    20.1. Luật quy định:

    Một đội sẽ bị thua cuộc vì bị truất quyền thi đấu nếu :

    – 15 phút sau khi trận đấu bắt đầu, đội nào không có mặt hoặc không đủ năm (5) cầu thủ sẵn sàng thi đấu trên sân.

    – Có những hành động nhằm ngăn cản trận đấu.

    – Từ chối thi đấu sau khi được trọng tài giải thích về sự việc xảy ra.

    20.2. Xử phạt:

    20.2.1. Đội đối phương sẽ thắng với tỉ số điểm là 20/0 điểm. Hơn nữa, đội bị tước quyền thi đấu sẽ nhận 0(không) điểm trong bảng xếp hạng.

    20.2.2. Đối với cuộc thi đấu có trận lượt đi và lượt về (sân nhà – sân khách) tính tổng số điểm hay đối với cuộc thi đấu thêm để chọn đội tốt nhất trong ba đội thì đội bị truất quyền thi đấu trong trận thi đấu thứ nhất, thứ hai hay thứ ba sẽ bị loại khỏi loạt đấu tranh giải hoặc đấu thêm do bị truất quyền thi đấu. Điều này không áp dụng trong đấu loại vòng bảng 5 đội.

    ĐIỀU 21: ĐỘI THUA VÌ BỎ CUỘC

    21.1. Luật quy định:

    Một đội sẽ bị xử thua vì bỏ cuộc nếu trong trận đấu một đội có số cầu thủ ít hơn đội đối phương 2 cầu thủ trên sân thi đấu.

    21.2. Xử phạt :

    21.2.1. Nếu đội đang dẫn điểm được xử thắng cuộc thì sẽ giữ nguyên số điểm ở thời điểm trận đấu bị dừng lại. Nếu đội đang thua điểm lại được xử thắng thì tỉ số điểm sẽ được ghi là 2/0. Đội bỏ cuộc sẽ được 1 điểm trong bảng xếp hạng.

    21.2.2. Đối với cuộc thi đấu hai lượt (sân nhà – sân khách) thì tổng số điểm của đội bỏ cuộc trong trận đấu đầu tiên hoặc trận đấu thứ hai sẽ bị mất điểm vì “Bỏ cuộc”.

  5. CHƯƠNG V: PHẠM LUẬT TRONG LUẬT BÓNG RỔ MỚI NHẤT

    ĐIỀU 22 : PHẠM LUẬT.

    22.1. Định nghĩa: Phạm luật là sự vi phạm những điều luật.

    22.2. Xử phạt: Bóng được trao cho đối phương để phát bóng biên ở vị trí gần nơi diễn ra vi phạm luật nhất, ngoại trừ ở sau bảng rổ và các quy định được ghi trong điều luật.

    phạm lỗi trong thi đấu bóng rổ

    ĐIỀU 23: CẦU THỦ Ở NGOÀI BIÊN VÀ BÓNG Ở NGOÀI BIÊN

    23.1. Định nghĩa :

    23.1.1. Một cầu thủ ở ngoài biên khi có một phần thân thể tiếp xúc với mặt ngoài đường biên hoặc chạm vật gì khác ở trên không hoặc ở ngoài đường biên.

    23.1.2. Bóng ở ngoài đường biên khi bóng chạm:

    Một cầu thủ hoặc một người khác ở ngoài đường biên.

    Ở ngoài sân hoặc vật gì ở ngoài sân, ở trên không hoặc ở ngời đường biên

    Giá đỡ bảng rổ hoặc mặt sau của bảng hoặc bất cứ vật gì ở phía trên cao sân thi đấu.

    23.2. Luật quy định:

    23.2.1. Bóng ra biên do cầu thủ sau cùng chạm bóng hay bị bóng chạm trước khi bóng ra biên, thậm chí bóng chạm bất cứ vật gì khác không phải là một cầu thủ.

    23.2.2. Nếu bóng ra ngoài biên bởi một cầu thủ chạm vào ở trong sân hay ra ngời đường biên thì cầu thủ đó là người làm bóng ra biên.

    23.2.3. Nếu một hoặc nhiều cầu thủ di chuyển tới khu vực không được phép hoặc tới sân sau của đội mình khi có bóng trong tay thì thực hiện nhảy tranh bóng.

    ĐIỀU 24: LUẬT DẪN BÓNG

    24.1. Định nghĩa :

    24.1.1. Một lần dẫn bóng bắt đầu khi một cầu thủ giành được quyền kiểm soát bóng sống trên sân, ném, đập, lăn hoặc dẫn bóng trên mặt sân và chạm bóng một lần nữa trước khi bóng chạm một cầu thủ khác.

    – Lần dẫn bóng được kết thúc khi hai tay cầu thủ đồng thời chạm bóng hoặc bóng nằm trong 1 hoặc cả 2 tay.

    – Trong khi dẫn bóng có thể ném bóng vào không khí với điều kiện là bóng chạm mặt sân hay cầu thủ khác trước khi tay của cầu thủ dẫn bóng đó chạm bóng lần nữa.

    – Không có giới hạn số bước khi bóng không tiếp xúc với tay của cầu thủ.

    24.1.2. Một cầu thủ bất ngờ tuột bóng và sau đó giành lại được quyền kiểm soát bóng sống trên sân được xem là vụng về với bóng.

    24.1.3. Không coi là dẫn bóng trong các trường hợp sau:

    – Ném rổ thành công .

    – Vụng về với bóng khi bắt đầu hoặc kết thúc lần dẫn bóng.

    – Cố gắng giành quyền kiểm soát bóng bằng cách hất bóng trong khi tranh giành bóng với cầu thủ khác.

    – Hất bóng khỏi quyền kiểm soát bóng của cầu thủ khác.

    – Cắt một đường chuyền và giành kiểm soát bóng.

    – Tung bóng từ tay này sang tay kia và bắt bóng trước khi bóng chạm mặt sân, nhưng không được phạm luật chạy bước.

    24.2. Luật quy định:

    Một cầu thủ không được dẫn bóng lần thứ hai sau khi đã kết thúc lần dẫn bóng thứ nhất, trừ khi giữa hai lần dẫn bóng cầu thủ đó mất quyền kiểm soát bóng do:

    – Một lần ném rổ.

    – Bóng chạm một cầu thủ đối phương.

    – Chuyền bóng hoặc vụng về khi chạm hay bị chạm bởi một cầu thủ khác.

    ĐIỀU 25: LUẬT CHẠY BƯỚC TRONG BÓNG RỔ

    25.1. Định nghĩa:

    25.1.1. Chạy bước là di chuyển trái luật theo bất kỳ hướng nào của một hoặc hai chân vượt quá những quy định của điều luật này khi đang cầm bóng sống trên sân.

    25.1.2. Một chân trụ được xác định khi một cầu thủ cầm bóng sống trên sân bước một bước hoặc nhiều bước về bất kỳ hướng nào với cùng một chân trong khi chân kia được giữ ở điểm tiếp xúc với mặt sân thì gọi là chân trụ.

    25.2. Luật quy định:

    25.2.1. Hình thành chân trụ đối với một cầu thủ bắt bóng sông trên sân khi:

    – Đứng bằng cả hai chân trên sân thi đấu.

    * Khi một bàn chân được nhấc lên thì bàn chân kia trở thành chân trụ.

    – Khi di chuyển hay dẫn bóng:

    * Nếu một chân chạm sân thi đấu thì chân đó trở thành chân trụ.

    * Nếu cả hai chân đều nhấc khỏi mặt sân và đồng thời chạm mặt sân bằng hai bàn chân, một bàn chân được nhấc lên, thì bàn chân kia trở thành chân trụ.

    * Nếu một cầu thủ có thể nhảy lên bằng hai chân và tiếp sân thi đấu bằng một chân thì chân đó trở thành chân trụ. Nếu một cầu thủ nhảy lên và tiếp sân thi đấu bằng cả hai chân thì không có chân nào là chân trụ.

    25.2.2. Di chuyển với bóng của một cầu thủ vừa hình thành được chân trụ trong khi kiểm soát bóng sống trên sân:

    – Trong khi đứng bằng cả hai chân trên sân thi đấu:

    * Bắt đầu dẫn bóng chân trụ không được nhấc lên trước khi bóng rời tay.

    * Chuyền bóng hay ném bóng vào rổ, cầu thủ có thể nhảy lên bằng chân trụ nhưng không được để chạm lại sân thi đấu trước khi bóng rời tay.

    – Trong khi di chuyển hay dẫn bóng:

    * Bắt đầu dẫn bóng, chân trụ không được phép nhấc lên trước khi bóng rời tay.

    * Chuyền hay ném rổ, cầu thủ có thể bật nhảy bằng chân trụ hay cả hai chân đồng thời nhưng bóng phải rời khỏi tay trước khi chân được hạ xuống tiếp xúc với sân thi đấu.

    25.2.3. Cầu thủ bị ngã, nằm hay ngồi trên sân thi đấu:

    – Một cầu thủ được phép cầm bóng khi, đang nằm hoặc đang ngồi trên sân giành được quyền kiểm soát bóng.

    – Vi phạm luật nếu cầu thủ này trượt, lăn hay cố gắng đứng dậy trong khi cầm bóng.

    ĐIỀU 26: LUẬT 3 GIÂY

    26.1. Luật quy định:

    26.1.1. Một cầu thủ của đội đang kiểm soát bóng sống ở phần sân trước không được ở trong khu vực giới hạn của đối phương liên tục quá 3 giây khi đồng hồ thi đấu đang chạy.

    26.1.2. Cho phép thừa nhận với một cầu thủ :

    – Cố gắng rời khỏi khu vực giới hạn.

    – Ở trong khu vực giới hạn khi cầu thủ đó hay đồng đội đang thực hiện động tác ném rổ và bóng đang rời tay hay bóng vừa rời tay cầu thủ có động tác ném rổ.

    – Ở trong khu vực giới hạn chưa đến 3 giây, được phép dẫn bóng ném rổ.

    26.1.3. Để xác định một cầu thủ ở ngoài khu vực giới hạn, anh ta phải đặt hai bàn chân ở ngoài khu vực giới hạn.

    ĐIỀU 27: CẦU THỦ BỊ KÈM SÁT

    27.1. Định nghĩa: Một cầu thủ đang cầm bóng sống trên sân thi đấu bị kèm chặt bởi một đối phương đang trong vị trí phòng thủ tích cực với cự ly không quá 1 mét.

    27.2. Luật quy định: Một cầu thủ đang giữ bóng bị kèm sát trong 5 giây phải chuyền bóng, ném rổ hoặc dẫn bóng.

    ĐIỀU 28: LUẬT 8 GIÂY

    28.1. Định nghĩa:

    28.1.1. Phần sân sau của một đội bao gồm rổ của đội đó, phần bật nảy lại của bảng rổ và phần sân được giới hạn bởi đường cuối sân phía sau rổ của đội đó, các đường biên dọc và đường giữa sân.

    28.1.2. Phần sân trước của một đội gồm: rổ của đối phương và phần trước bảng rổ và phần sân đó được giới hạn bởi đường cuối sân phía sau rổ của đối phương, hai đường biên dọc và mép trong của đường giữa sân gần rổ đối phương.

    28.1.3. Bóng ở phần sân trước của đội khi:

    – Bóng chạm vào phần sân trước.

    – Bóng chạm vào một cầu thủ hay trọng tài có một bộ phận cơ thể của cầu thủ hay trọng tài tiếp xúc với phần sân trước..

    28.2. Luật quy định:

    28.2.1. Bất cứ một cầu thủ nào giành được quyền kiểm soát bóng sống ở phần sân sau của đội mình phải nhanh chóng chuyển bóng sang phần sân trước trong thời gian 8 giây.

    28.2.2. Khoảng thời gian 8 giây sẽ tiếp tục được tính khi đội đang kiểm soát bóng được quả ném phát bóng ở phần sân sau do:

    – Đối phương làm bóng ra biên,

    – Một cầu thủ của đội đó bị chấn thương,

    – Một tình huống nhảy tranh bóng.

    – Một lỗi kép.

    – Huỷ bỏ lỗi phạt của cả hai đội.

    ĐIỀU 29: LUẬT 24 GIÂY

    29.1. Định nghĩa:

    29.1.1. Bất cứ một cầu thủ nào giành được quyền kiểm soát bóng sống trên sân thi đấu, đội của cầu thủ đó phải cố gắng ném rổ trong vòng 24 giây.

    Để được công nhận là một lần ném rổ trong 24 giây phải tuân thủ những điều kiện sau:

    – Bóng phải rời tay cầu thủ ném rổ trước khi đồng hồ 24 giây báo tín hiệu âm thanh.

    – Sau khi bóng đã rời khỏi tay cầu thủ ném rổ, bóng phải chạm vào vòng rổ hay lọt vào trong rổ.

    29.1.2. Khi cố gắng thực hiện quả ném rổ hoặc khi gần kết thúc khoảng thời gian 24 giây và có tín hiệu âm thanh báo mà bóng đang bay trên không thì:

    – Không vi phạm luật nếu bóng vào rổ, tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây sẽ bị huỷ bỏ và quả ném rổ được tính điểm.

    – Không vi phạm luật nếu bóng chạm vòng rổ nhưng không vào rổ, tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây sẽ bị huỷ bỏ và trận đấu sẽ tiếp tục.

    – Vi phạm luật được tính nếu bóng chạm vào bảng rổ (không phải là vòng rổ) hay trượt vòng rổ trừ khi đối phương dành quyền kiểm soạt bóng một cách chắc chắn, trong trường hợp này tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây sẽ bị huỷ bỏ và trận đấu sẽ được tiếp tục.

    Tất cả những giới hạn liên quan tới sự can thiệp vào bóng trong tấn công và trong phòng thủ sẽ được áp dụng.

    29.2. Thủ tục:

    29.2.1. Nếu đồng hồ 24 giây bị lỗi trọng tài có thể dừng ngay trận đấu lại miễn là không đưa một trong hai đội vào tình huống bất lợi.

    Đồng hồ 24 giây sẽ được sửa lại và quyền kiểm soát bóng được trao cho đội đã kiểm soát bóng trước đó.

    29.2.2. Nếu trọng tài cho dừng trận đấu lại vì một lý do chính đáng mà không liên quan tới đội nào, khoảng thời gian 24 giây mới sẽ được bắt đầu tính và quyền kiểm soát bóng được trao lại cho đội đã kiểm soát bóng trước đó.

    Tuy nhiên, theo nhận định của các trọng tài một đội đang trong tình huống không có lợi, đồng hồ 24 giây sẽ tiếp tục chạy tiếp từ thời gian trận đấu bị dừng.

    29.2.3. Nếu đồng hồ 24 giây phát tín hiệu âm thanh nhầm khi một đội đang kiểm soát bóng hay không có đội nào có quyền kiểm soát bóng, tín hiệu sẽ bị huỷ bỏ và trận đấu sẽ tiếp tục.

    Tuy nhiên, theo nhận định của các trọng tài nếu đội đang kiểm soát bóng đang trong tình huống không có lợi, trận đấu sẽ được dừng lại, đồng hồ 24 giây sẽ được sửa lại và bóng sẽ được trao cho đội đó.

    ĐIỀU 30: BÓNG TRỞ VỀ SÂN SAU

    30.1. Định nghĩa:

    30.1.1. Bóng trở về phần sân sau của đội khi :

    – Bóng chạm vào phần sân sau.

    – Bóng chạm vào một cầu thủ hay một trọng tài mà có một phần cơ thể tiếp xúc với phần sân sau.

    30.1.2. Bóng trở về phần sân sau phạm luật khi một cầu thủ của đội đang kiểm soát bóng sống:

    – Lần chạm bóng sau cùng ở phần sân trước, sau đó cầu thủ đó hay một đồng đội chạm bóng lần đầu tiên ở phần sân sau.

    – Lần chạm bóng sau cùng ở phần sân sau của đội, sau đó bóng được chạm ở phần sân trước và một một cầu thủ hay một cầu thủ đồng đội lại chạm lần đầu tiên ở phần sân sau.

    Những quy định này được áp dụng cho mọi tình huống ở phần sân trước của một đội kể cả những quả phát bóng biên.

    30.2. Luật quy định: Một cầu thủ đang kiểm soát bóng ở phần sân trước không được đưa bóng trở về sân sau.

    ĐIỀU 31: CAN THIỆP VÀO BÓNG

    31.1. Định nghĩa :

    31.1.1. Một quả ném rổ hay một quả ném phạt

    – Bắt đầu khi bóng rời tay một cầu thủ có động tác ném rổ

    – Kết thúc khi bóng:

    * Vào rổ trực tiếp từ phía trên và nằm trong rổ hay lọt qua rổ.

    * Không có khả năng lọt vào rổ.

    * Chạm vào vòng rổ.

    * Chạm mặt sân thi đấu.

    * Bóng trở thành bóng chết.

    31.2. Luật quy định:

    31.2.1. Can thiệp vào bóng trong lần ném rổ diễn ra khi một cầu thủ chạm bóng trong khi bóng bay ở trên vòng rổ và:

    – Bóng bay xuống vào rổ.

    – Sau khi bóng chạm vào bảng rổ.

    31.3.1. Những quy định về can thiệp vào bóng tấn công áp dụng cho tới khi:

    – Bóng không có khả năng lọt vào vòng rổ trong lần ném rổ.

    – Bóng đã chạm vào vòng rổ.

    31.2.4. Việc can thiệp vào bóng xảy ra trong lần ném rổ khi:

    Một cầu thủ chạm vào rổ hay bảng rổ trong khi bóng tiếp xúc với vòng rổ.

    Một cầu thủ tiếp xúc với bóng từ phía dưới rổ và chạm vào bóng.

    Một cầu thủ phòng thủ chạm vào bóng hay rổ trong khi bóng trong rổ và ngăn không cho bóng lọt vào rổ.

    Trọng tài nhận thấy một cầu thủ phòng ngự tác động vào bảng rổ hay vòng rổ nhằm ngăn cản bóng vào rổ.

    Trọng tài nhận thấy một cầu thủ tấn công tác động vào bảng rổ hay vòng rổ nhằm đưa bóng vào rổ.

    31.2.5. Việc can thiệp vào bóng xảy ra trong một lần ném phạt khi:

    – Một cầu thủ chạm vào bóng, rổ hay bảng rổ trong khi bóng có khả năng vào rổ thì được thêm một hay nhiều quả ném phạt nữa.

    – Một cầu thủ tiếp xúc với bóng từ phía dưới rổ và chạm vào bóng.

    – Trọng tài nhận thấy trong khi ném quả phạt cuối cùng hay chỉ một quả ném phạt, bóng có khả năng vào rổ và sau khi bóng đã chạm vòng rổ mà một cầu thủ phòng ngự chạm vào bảng rổ hay vòng rổ để lúc lắc ngăn cản không cho bóng vào rổ.

    – Trọng tài nhận thấy trong khi ném quả phạt cuối cùng hay chỉ một quả ném phạt, bóng có khả năng vào rổ và sau khi bóng đã chạm vòng rổ mà một cầu thủ tấn công chạm vào bảng rổ hay vòng rổ để tác động thêm hỗ trợ cho bóng vào rổ.

    31.2.6. Trong khi bóng đang bay của một quả ném rổ và sau khi:

    – Một trọng tài thổi còi.

    – Đồng hồ thi đấu phát tín hiệu âm thanh kết thúc hiệp đấu.

    – Không một cầu thủ nào chạm bóng sau khi bóng đã chạm vào vòng rổ trong khi bóng vẫn có khả năng vào rổ.

    Sẽ áp dụng tất cả những quy định liên quan tới sự can thiệp vào bóng tấn công và phòng thủ

    31.3. Xử phạt :

    31.3.1. Nếu một cầu thủ tấn công phạm luật sẽ không được tính điểm. Bóng sẽ được trao cho đối phương để phát bóng tại đường ném phạt được kéo dài, trừ khi những điều khác được nêu trong các điều luật.

    31.3.2. Nếu một cầu thủ phòng ngự phạm lỗi, đội tấn công sẽ được:

    * Một điểm khi bóng đã được rời tay đối với một quả ném phạt.

    * Hai điểm khi bóng đã được rời tay cầu thủ từ khu vực 2 điểm.

    * Ba điểm khi bóng đã được rời tay cầu thủ từ khu vực 3 điểm.

    Nếu bóng đã vào rổ thì tính các điểm.

  6. CHƯƠNG VI: LỖI CÁ NHÂN TRONG LUẬT BÓNG RỔ 2018

    ĐIỀU 32: CÁC LỖI

    32.1. Định nghĩa :

    32.1.1. Trong một trận đấu bóng rổ khi 10 cầu thủ di chuyển với tốc độ cao trong một phạm vi không gian hạn chế nên không thể tránh khỏi những va chạm cá nhân.

    32.1.2. Một lỗi là vi phạm điều luật liên quan tới va chạm cá nhân không hợp luật với đối phương hành vi đối xử vi phạm tinh thần thể thao cao thượng.

    32.1.3. Khi phát hiện vi phạm, bất luận trong trường hợp nào đều bị phạt, trên bảng ghi điểm sẽ ghi lại người phạm lỗi và hình thức xử phạt theo quy định đối với mỗi lỗi.

    phạm lỗi

    ĐIỀU 33: VA CHẠM – NGUYÊN TẮC CHUNG

    33.1. Nguyên tắc hình trụ :

    Nguyên tắc hình trụ được xác định bởi là mỗi cầu thủ đều có quyền chiểm một khoảng không gian xung quanh trong một hình trụ tưởng tượng trên sân thi đấu. Bao gồm khoảng không gian phía trên cầu thủ và được giới hạn ở:

    – Phía trước bàn tay.

    – Phía sau mông

    – Mép ngoài cánh tay và chân.

    Bàn tay và cánh tay có thể được đưa ra phía sau trước phần thân trên của cơ thể những không rộng hơn so với vị trí hai bàn chân, cánh tay có thể cong ở khuỷu tay vì vậy nên cánh tay và bàn tay có thể được đưa lên cao. Khoảng cách giữa hai chân sẽ phụ thuộc vào chiều cao của cầu thủ.

    33.2. Nguyên tắc thẳng đứng :

    33.2.1. Trong trận đấu, mỗi cầu thủ đều có quyền chiếm 1 vị trí (hình trụ) trên sân thi đấu mà đối phương chưa chiếm giữ.

    Nguyên tắc này bảo vệ khoảng không gian trên sân thi đấu mà cầu thủ chiếm giữ và khoảng không ở phía trên khi bật nhảy thẳng đứng trong khoảng không gian đó.

    Ngay khi cầu thủ rời vị trí thẳng đứng (hình trụ) và cơ thể va chạm với một cầu thủ đối phương người mà đã chiếm giữ được vị trí thẳng đứng (hình trụ) thì cầu thủ rời vị trí của mình chịu trách nhiệm đối với va chạm.

    Cầu thủ phòng ngự sẽ không bị phạt rời khỏi khoảng không thẳng đứng (trong vị trí hình trụ của cầu thủ đó), hay các bàn tay và cánh tay của cầu thủ đó mở rộng nâng lên cao hơn cơ thể trong khoảng không hình trụ của cầu thủ đó.

    Cầu thủ tấn công ở trên sân hay đang ở trên không sẽ không được va chạm với cầu thủ phòng ngự ở vị trí phòng ngự đúng luật như sau:

    – Sử dụng cánh tay để tạo thêm khoảng trống cho chính bản thân cầu thủ đó.

    – Mở rộng chân hay cánh tay dẫn tới va chạm trong khi hoặc ngay sau khi đã ném rổ.

    33.3. Vị trí phòng thủ đúng luật :

    Một cầu thủ phòng ngự đã giành được vị trí phòng thủ đúng luật ban đầu khi:

    – Đối mặt với đối phương, và

    – Hai bàn chân ở trên mặt sân thi đấu.

    Vị trí phòng thủ đúng luật được sử dụng theo chiều thẳng đứng phía trên (hình trụ) từ sàn thi đấu tới trần nhà. Cầu thủ được giơ tay lên khỏi đầu hay bật nhảy theo chiều thẳng đứng nhưng phải duy trì cánh tay trong vị trí thẳng đứng bên trong hình trụ tưởng tượng.

    33.4. Phòng thủ cầu thủ có bóng:

    Khi phòng thủ một cầu thủ có bóng (cầu thủ đang giữ bóng hoặc đang dẫn bóng) thì không áp dựng các yếu tố thời gian và khoảng cách,

    Cầu thủ có bóng phải biết mình bị phòng thủ và phải chuẩn bị dừng hoặc đổi hướng bất cứ khi nào có đối phương chiếm vị trí phòng thủ đúng luật ban đầu ở phía trước của mình, ngay cả nếu điều này được làm trong một phần của bước thứ 2.

    Cầu thủ phòng ngự có vị trí phòng thủ đúng luật, không được gây va chạm với đối phương trước khi chiếm vị trí của mình.

    Ngay sau khi cầu thủ phòng ngự đã có vị trí phòng thủ đúng luật ban đầu thì cầu thủ đó có thể di chuyển để ngăn cản đối phương nhưng anh ta không được dang tay, đưa khuỷu tay, đưa hông hoặc giơ chân nhằm va chạm để ngăn cản người dẫn bóng vượt qua anh ta.

    Khi nhận định có lỗi chặn/xô cầu thủ có bóng thì trọng tài sẽ sử dụng các nguyên tắc sau:

    – Cầu thủ phòng ngự phải có vị trí phòng ngự ban đầu đúng luật bằng cách đối mặt với đối phương có bóng và hai bàn chân ở trên mặt sân.

    – Cầu thủ phòng ngự có thể đứng tại chỗ, bật nhảy tại chỗ hoặc di chuyển sang bên cạnh hoặc di chuyển về phía sau để giữ vị trí phòng ngự hợp luật ban đầu.

    – Khi di chuyển để giữ vị trí phòng ngự đúng luật ban đầu, một hoặc hai bàn chân có thể rời khỏi mặt sân trong chốc lát, như khi nào di chuyển sang bên cạnh hoặc di chuyển về phía sau nhưng không di chuyển hướng tới cầu thủ có bóng.

    – Va chạm phải xảy ra ở phần thân trên, trong trường hợp này cầu thủ phòng ngự sẽ được xem là đã chiếm vị trí va chạm trước.

    – Khi đã có vị trí phòng ngự đúng luật cầu thủ phòng ngự có thể xoay chuyển xung quanh hình trụ của cầu thủ đó để giảm va chạm và để tránh bị chấn thương.

    Trong khi thi đâu có bất cứ những tình huống nào nêu trên, thì lỗi sẽ được tính là lỗi của cầu thủ có bóng (lỗi tấn công).

    33.5. Phòng thủ cầu thủ không có bóng:

    Một cầu thủ không có bóng được quyền di chuyển tự do trên sân và chiếm giữ bất kỳ vị trí nào chưa có cầu thủ khác chiếm giữ.

    Khi ngăn cản một cầu thủ không kiểm soát bóng, các nhân tố thời gian và khoảng cách sẽ được áp dụng. Một cầu thủ phòng ngự không được chiếm vị trí quá gần hay quá nhanh trên đường di chuyển của một cầu thủ đối phương đến mức đối phương không có đủ thời gian và khoảng cách để dừng lại hoặc đổi hướng.

    Khoảng cách bằng tỉ lệ tương ứng với tốc độ của đối phương là không ít hơn một bước và không nhiều hơn hai bước.

    Nếu một cầu thủ phòng ngự không tôn trọng tới yếu tố thời gian và khoảng cách khi chiếm vị trí ngăn cản đúng luật mà để xảy ra va chạm với đối phương thì cầu thủ đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về va chạm.

    Ngay khi một cầu thủ phòng ngự đã có vị trí phòng thủ đúng luật ban đầu thì anh ta di chuyển để ngăn cản đối phương của anh ta. Cầu thủ đó không được ngăn cản đối phương đi qua bằng cách dang tay, đưa vai, đưa hông hoặc đưa chân trong đường di chuyển của đối phương. Cầu thủ có thể thay đổi hoặc để tay ở trước ngực, thu tay vào thân trong hình trụ thẳng đứng của anh ta để tránh bị chấn thương.

    33.6. Một cầu thủ ở trên không

    Một cầu thủ khi đã nhảy lên trên không từ vị trí trên mặt sân thì khi rơi xuống phải trên cùng vị trí đó.

    Cầu thủ được quyền rơi xuống vị trí khác ở trên sân với điều kiện là: giữa hướng nhảy lên và vị trí rơi xuống ở trên sân vào thời điểm nhảy lên chưa có một hoặc nhiều đối phương chiếm giữ.

    Nếu một cầu thủ đã nhảy lên rồi rơi xuống, do quán tính của đấu thủ gây ra va chạm với đối phương có vị trí phòng thủ đúng luật gần vị trí rơi xuống, như vậy lúc này người nhảy lên sẽ chịu trách nhiệm về việc va chạm.

    Một cầu thủ không được di chuyển vào hướng, vị trí của đối phương sau khi đối phương đã nhảy lên trên không.

    Di chuyển phía dưới một cầu thủ đang ở trên không mà xảy ra va chạm thì thường là một lỗi phản tinh thần thể thao và trong trường hợp này tuỳ mức độ nặng nhẹ mà có thể dẫn tới truất quyền thi đấu.

    33.7. Cản người đúng luật và cản người trái luật:

    Cản người xảy ra khi một cầu thủ cố gắng làm chậm hoặc ngăn cản đối phương không có bóng đang muốn di chuyển đến một vị trí mong muốn ở trên sân.

    Cản người đúng luật khi cầu thủ đang cản một cầu thủ đối phương như sau:

    – Đứng tại chỗ (bên trong không gian hình trụ) khi xảy ra va chạm.

    – Cả hai bàn chân ở trên mặt sân khi va chạm xảy ra.

    Cản người trái luật khi cầu thủ đang cản đối phương như sau:

    – Đã di chuyển khi xảy ra va chạm.

    – Không có khoảng cách thích hợp trong tình huống cản người, ngoài tầm kiểm soát vị trí của đối phương khi xảy ra va chạm.

    – Không tôn trọng đúng theo yếu tố thời gian và khoảng cách trong di chuyển của đối phương khi xảy ra va chạm.

    Nếu cản người được nằm trong tầm kiểm soát vị trí của đối phương (phía trước hoặc bên cạnh) thì cầu thủ có thể cản người ở sát đối phương điều kiện là không có va chạm xảy ra.

    Nếu sự cản người nằm ngoài tầm kiểm soát vị trí của đối phương thì người cản phải để đối phương bước một bước bình thường về phía người cản mà không xảy ra va chạm.

    Nếu đối phương đang di chuyển thì áp dụng các yếu tố thời gian và khoảng cách. Người cản phải di chuyển sao cho đủ khoảng trống để cầu thủ bị cản đủ khả năng tránh người cản bằng cách dừng hoặc thay đổi hướng di chuyển.

    Khoảng cách yêu cầu là không ít hơn một bước bình thường nhưng không quá hai bước bình thường.

    Một cầu thủ cản người đúng luật thì cầu thủ bị cản người chịu trách nhiệm về bất kỳ sự va chạm nào với cầu thủ cản người.

    33.8. Nhảy xô vào:

    Nhảy xô vào là va chạm cá nhân trái luật dù có bóng hay không có bóng bằng cách xô dẩy hay di chuyển lao thẳng vào cơ thể đối phương.

    33.9. Cản người:

    Cản người là va chạm cá nhân trái luật nhằm ngăn cản tiến trình của một cầu thủ đối phương có bóng hay không có bóng.

    Một cầu thủ đang cố gắng cản người sẽ phạm lỗi cản người nếu va chạm xảy ra khi cầu thủ đó đang di chuyển và đối phương của anh ta đứng ở vị trí tại chỗ hoặc di chuyển theo cầu thủ.

    Nếu một cầu thủ không chú ý bóng, đối diện với đối phương và thay đổi vị trí của cầu thủ vì đối phương thay đổi vị trí thì cầu thủ này phải chịu trách nhiệm về bất kỳ va chạm nào xảy ra, trừ khi có những nhân tố khác liên quan đến.

    Sự nhấn mạnh “trừ khi có những nhân tố khác” là đề cập tới việc cố tình đẩy, xô hoặc cố ý nắm giữ của cầu thủ bị cản.

    Cầu thủ phòng thủ đúng luật được dang tay hoặc khuỷu tay ra ngoài khoảng không gian hình trụ để chiếm vị trí trên sân, nhưng phải di chuyển vào trong vị trí hình trụ (bên trong hình trụ) khi đối phương cố gắng đi qua. Nếu một cầu thủ không hạ tay hoặc khuỷu tay xuống trở về vị trí hình trụ và có xảy ra va chạm thì đó nắm giữ hoặc cản người.

    33.10 Va chạm với đối phương bằng tay hay cánh tay:

    Va chạm đối phương bằng một hay hai tay không coi là một vi phạm lỗi. Các trọng tài sẽ quyết định cầu thủ đã gây ra va chạm có giành được một lợi thế không. Nếu va chạm do một cầu bằng bất cứ hình thức nào mà hạn chế chuyển tự do của đối phương thì những va chạm như vậy đều coi là phạm lỗi.

    Việc sử dụng tay hoặc mở rộng cánh tay trái luật xảy ra khi một cầu thủ phòng ngự đang ở trong vị trí phòng ngự và tay hay cánh tay giơ cao và duy trì tiếp xúc với một cầu thủ đối phương có hay không có bóng để ngăn cản tiến trinh di chuyển của cầu thủ đó.

    Lặp lại tay chạm hay va chạm mạnh với một cầu thủ đối phương hoặc có bóng hay không có bóng là vi phạm một lỗi, vì va chạm như vậy có thể dẫn tới lối chơi thô bạo.

    Vi phạm một lỗi của cầu thủ tấn công có bóng khi:

    – Móc hay đưa một cánh tay hay khuỷu tay quanh người cầu thủ phòng ngự để giành được lợi thế không trung thực.

    – Xô đẩy để ngăn cản cầu thủ phòng ngự đang chơi hay cố gắng tranh cướp bóng để tạo thêm khoảng không gian giữa cầu thủ đó với cầu thủ phòng ngự.

    – Trong khi dẫn bóng mở rộng cánh tay, cẳng tay để ngăn cản đối phương giành được bóng.

    Vi phạm một lỗi xô đẩy của cầu thủ tấn công không có bóng khi:

    – Cố tạo sự tự do để nhận bóng.

    – Ngăn cản cầu thủ phòng ngự để lấy bóng hoặc đang cố gắng tranh cướp bóng.

    – Tạo thêm khoảng trống lớn giữa cầu thủ đó và với cầu thủ phòng ngự.

    33.11. Lối chơi đứng tại chỗ :

    Nguyên tắc không gian thẳng đứng được áp dụng khi đứng tại chỗ.

    Cầu thủ tấn công ở vị trí tại chỗ và cầu thủ phòng ngự đang ngăn cản cầu thủ tấn công đó phải tôn trọng quyền về không gian thẳng đứng của mỗi cầu thủ (hình trụ).

    Vi phạm luật nếu cầu thủ tấn công hay cầu thủ phòng ngự đứng ở vị trí tại chỗ đưa vai hoặc đưa hông của mình đẩy đối phương ra khỏi vị trí hoặc giơ khuỷu tay hoặc cánh tay, đầu gối hay bộ phận khác của cơ thể để ngăn cản sự di chuyển tự do của đối phương.

    33.12. Cản người từ phía sau:

    Cản người trái luật từ phía sau là cầu thủ phòng thủ va chạm từ phía sau đối phương. Thực tế là cầu thủ phòng thủ đang cố gắng lấy bóng thì cũng không chứng minh được cho việc xảy ra va chạm của người phòng thủ với đối phương từ phía sau.

    33.13. Nắm giữ:

    Nắm giữ là va chạm cá nhân trái luật với đối phương để cản trở di chuyển tự do của đối phương. Nắm giữ có thể xảy ra với bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.

    33.14. Xô đẩy:

    Xô đẩy là va chạm cá nhân trái luật với bất kỳ bộ phận nào của cơ thể khi một cầu thủ dùng sức mạnh để chiếm vị trí của đối phương trong khi có bóng hay không có bóng.

    ĐIỀU 34 : LỖI CÁ NHÂN

    34.1. Định nghĩa :

    34.1.1. Lỗi cá nhân là lỗi của một cầu thủ va chạm trái luật với đối phương bất kể là khi bóng sống hay bóng chết.

    Cầu thủ sẽ không được dùng tay, cánh tay, khuỷu tay, vai, mông, chân, đầu gối hay bàn chân để ôm, giữ, níu kéo, xô đẩy hayngăn cản hoạt động của đối phương, cũng không được uốn cong thân người thành tư thế khác thường (khỏi không gian hình trụ), hoặc không được có hành động thô bạo.

    34.2. Xử phạt :

    Trong mọi trường hợp một lỗi cá nhân được tính cho người phạm lỗi.

    24.2.1. Nếu lỗi vi phạm đối với cầu thủ không có động tác ném rổ thì:

    – Trận đấu sẽ tiếp tục, bóng sẽ được trao cho đội không phạm lỗi ở gần vị trí vi phạm lỗi.

    – Nếu phạm lỗi là một lỗi đồng đội thì sẽ áp dụng hình thức phạt như quy định tịa điều 44.

    34.2.2. Nếu lỗi vi phạm đối với cầu thủ đang thực hiện động tác ném rổ, cầu thủ ném rổ sẽ được thực hiện một hay nhiều quả ném phạt như sau:

    – Nếu ném rổ thành công, điểm được tính và được ném thêm một quả phạt.

    – Nếu ném rổ trong khu vực 2 điểm không thành công thì sẽ được thực hiện hai quả ném phạt.

    – Nếu ném rổ trong khu vực 3 điểm không thành công thì sẽ được thực hiện ba quả ném phạt.

    – Nếu cầu thủ bị phạm lỗi khi hoặc trước khi có tín hiệu âm thanh báo kết thúc hiệp đấu hay khi có tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây mà bóng vẫn đang trong tay cầu thủ có động tác ném rổ và động tác ném rổ thành công thì không được tính điểm, nhưng sẽ cho ném hai hay ba quả ném phạt.

    phạm luật trong thi đấu bóng rổ

    ĐIỀU 35: LỖI HAI BÊN

    35.1. Định nghĩa: Lỗi hai bên là trường hợp mà hai cầu thủ phạm lỗi va chạm nhau gần như cùng một thời điểm.

    35.2. Xử phạt :

    35.2.1. Lỗi cá nhân tính cho từng cầu thủ vi phạm. không thực hiện những quả ném phạt.

    35.2.2. Trận đấu sẽ được tiếp tục như sau :

    – Nếu một quả ném rổ trong cùng với thời điểm lỗi thì quả ném rổ được tính điểm, quyền phát bóng được trao cho dội không ghi điểm thực hiện từ đường cuối sân.

    – Nếu đang kiểm soát hay giành được quyền kiểm soát bóng thì bóng sẽ được trao cho đội đó đêt phát bóng tại nơi gần nhất với vi phạm lỗi.

    – Nếu không đội nào kiểm soát bóng hay không giành được quyền kiểm soát bóng thì cho thực hiện nhảy tranh bóng.

    ĐIỀU 36: LỖI PHẢN TINH THẦN THỂ THAO

    36.1. Định nghĩa :

    36.1.1. Lỗi phản tinh thần thể thao là một cầu thủ phạm lỗi va chạm trong tình huống mà theo nhận định của trọng tài cho rằng đó không phải là nỗ lực hợp lý trong khuôn khổ và ý nghĩa của các điều luật.

    36.1.2. Những lỗi phản tinh thần thể thao luôn phải được hiểu một cách nhất quán trong suốt toàn bộ trận đấu.

    36.1.3. Trọng tài thổi phạt chỉ khi có hành động xảy ra.

    36.1.4. Để đánh giá những lỗi phản tinh thần thể thao, trọng tài cần áp dụng những nguyên tắc sau:

    – Nếu một cầu thủ gây va chạm mà không nhằm mục đích cản phá bóng thì đó là lỗi phản tinh thần thể thao.

    – Nếu một cầu thủ cố gắng cản phá bóng, gây ra va chạm quá mức (lỗi nặng), va chạm sẽ bị coi là lỗi phản tinh thần thể thao.

    – Nếu một cầu thủ phạm lỗi trong khi cố gắng chính đáng nhằm cản phá bóng (thi đấu bình thường), thì đó không phải là một lỗi vi phạm phản tinh thần thể thao.

    36.2. Xử phạt:

    36.2.1. Một lỗi phản tinh thần thể thao sẽ tính cho cầu thủ phạm lỗi.

    36.2.2. Cầu thủ bị phạm lỗi sẽ được thực hiện các quả ném phạt như sau:

    – Một quả ném bóng ở vạch giữa sân kéo dài đối diện với bàn thư ký.

    – Một lần nhảy tranh bóng ở vòng tròn giữa sân để bắt đầu hiệp thứ nhất.

    Số các quả ném phạt được tính như sau:

    – Nếu lỗi phạm vào một cầu thủ không có động tác ném rổ: Hai quả ném phạt sẽ cho cầu thủ bị phạm lỗi thực hiện.

    – Nếu lỗi phạm vào cầu thủ đang có động tác ném rổ: Bóng vào rổ thì điểm sẽ được tính và được ném phạt thêm một quả.

    – Nếu lỗi phạm vào cầu thủ đang có động tác ném rổ: Bóng không vào rổ thì sẽ được thực hiện hai hay ba quả ném phạt.

    ĐIỀU 37: LỖI TRUẤT QUYỀN

    37.1. Định nghĩa :

    37.1.1. Lỗi truất quyền thi đấu là hành vi phản tinh thần thể thao của HLV, trợ lý HLV, cầu thủ chính thức, cầu thủ dự bị và những người đi theo đội.

    37.1.2. Một cầu thủ sẽ bị truất quyền thi đấu khi cầu thủ đó vi phạm hia lỗi phản tinh thần thể thao.

    37.1.3. HLV cũng sẽ bị truất quyền khi :

    – Phạm hai lỗi kỹ thuật “C” do có hành động phản tinh thần thể thao.

    – Phạm ba lỗi kỹ thuật “B” được tích luỹ lại do có hành vi cư xử phản tinh thần thể thao từ khu vực ghế ngồi của đội (“B”) (trợ lý HLV, cầu thủ dự bị và những người đi theo đội) hay tổng cộng ba lỗi kỹ thuật, một lỗi “C” sẽ tính cho HLV.

    37.1.4. .Nếu một cầu thủ hay HLV bị truất quyền thi đấu theo điều 37.1.2 hoặc 37.1.3. một lỗi phản tinh thần thể thao hay một lỗi kỹ thuật đó sẽ chỉ là lỗi bị phạt và không bổ sung thêm lỗi bị truất quyền thi đấu.

    37.1.5. Một HLV phạm lỗi bị truất quyền thì sẽ được thay thế bởi một trợ lý HLV mà đã đăng ký tên vào tờ ghi điểm. Nếu không có trợ lý thì sẽ thay thế bằng đội trưởng.

    37.2. Xử phạt :

    37.2.1. Lỗi truất quyền thi đấu được tính cho người phạm lỗi.

    37.2.2. Khi bị truất quyền thi đấu sẽ phải rời khỏi vị trí của mình, và ở trong phòng thay trang phục trong suốt thời gian trận đấu hoặc anh ta có thể rời khỏi nhà thi đấu.

    ĐIỀU 38: LỖI KỸ THUẬT

     

    38.1. Định nghĩa: Các điều luật điều hành

    38.1.1. Việc điều hành tổ chức hợp lý trận thi đấu đòi hỏi phải có sự hợp tác chân thành và nhiệt tình của các thành viên của cả hai đội (cầu thủ chính thức, cầu thủ dự bị, HLV, trợ lý HLV và những người đi theo đội) cùng với các trọng tài, trọng tài bàn và giám sát thi đấu.

    38.1.2. Mỗi đội sẽ nổ lực thi đấu hết mình để giành chiến thắng, nhưng phải thi đấu với tinh thần thể thao cao thượng và lối chơi đẹp.

    38.1.3. Nếu không có sự hợp tác hoặc không tuân thủ tinh thần trong điều luật này sẽ được xem như là một lỗi kỹ thuật.

    38.1.4. Trọng tài cảnh báo trước để ngăn chặn những vi phạm lỗi kỹ thuật hay thậm chí có thể bỏ qua những lỗi vi phạm kỹ thuật nhỏ vô tình mà không có ảnh hưởng trực tiếp tới trận đấu, trừ khi tái phạm những lỗi sau khi bị nhắc nhở, cảnh báo.

    38.1.5. Nếu một lỗi vi phạm được phát hiện là lỗi kỹ thuật khi bóng đang là bóng sống, trận đấu sẽ dừng lại và lỗi kỹ thuật sẽ được tính. Xử phạt sẽ được thực hiện ngay tại điểm xảy ra lỗi kỹ thuật. Bất cứ những gì diễn ra trong khoảng thời gian nghỉ giữa vi phạm lỗi kỹ thuật và trận đấu đã được dừng lại đều coi là vẫn có giá trị.

    38.2. Bạo lực:

    38.2.1. Những hành vi bạo lực có thể diễn ra trong trận đấu, vi phạm tinh thần thể thao cao thượng và lối chơi đẹp. Những hành động này ngay lập tức sẽ bị trọng tài hay nếu cần thiết là sử dụng lực lượng bảo vệ để duy trì trật tự chung.

    38.2.2. Bất cứ khi nào có hành động bạo lực xảy ra giữa các cầu thủ chính thức, cầu thủ dự bị, HLV, trợ lý HLV và những người đi cùng đội trên sân hay ở khu vực gần sân thi đấu thì trọng tài phải có những hành động cần thiết để ngăn chặn lại.

    38.2.3. Bất kỳ cá nhân nào có hành vi gây gỗ, chống đối đối phương hay các trọng tài thì sẽ bị truất quyền thi đấu. Các trọng tài phải báo cáo sự việc lên ban tổ chức của cuộc thi đấu.

    38.2.4. Khi cần thiết các trọng tài yêu cầu lực lượng bảo vệ thì lực lượng đó mới được vào sân. Tuy nhiên, nếu khán giả vào sân thi đấu hành động bạo lực thì lực lượng trật tự công cộng phải can thiệp ngay lập tức để bảo vệ các đội và các trọng tài.

    38.2.5. Tất cả các khu vực khác như lối ra vào, khu vực hành lang, phòng thay đồ đều được bảo vệ an toàn dưới sự giám sát của ban tổ chức cuộc thi đấu và lực lượng bảo vệ.

    38.2.6. Trọng tài sẽ không cho phép các cầu thủ chính thức, cầu thủ dự bị, HLV, trợ lý HLV và những người đi theo đội có những hành động làm ảnh hưởng, gây thiệt hại tới trang thiết bị thi đấu.

    Khi trọng tài thấy rằng những hành động này là những hành động bản năng thì phải thông báo nhắc nhở ngay lập tức cho HLV của đội vi phạm.

    Nếu hành động tiếp tục được lặp lại, một lỗi kỹ thuật sẽ được xử phạt cho các cá nhân liên quan.

    Các quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng và không được phản đối hoặc tranh cãi.

    38.3. Định nghĩa:

    38.3.1. Lỗi kỹ thuật là một cầu thủ không mắc lỗi va chạm nhưng có những hnàh vi::

    – Không quan tâm (coi thường) lời nhắc nhở của trọng tài.

    – Hành động không tôn trọng trọng tài, giám sát, các trọng tài bàn hay đối phương.

    – Sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh xấu xúc phạm hay chỉ trích khán giả.

    – Có những hành vi cản trở hoặc che khuất tầm nhìn của đối phương.

    – Câu giờ, trì hoãn trận thi đấu sau khi bóng đã vào rổ.

    – Trì hoãn trận đấu sau bằng cách ngăn cản ném phát bóng.

    – Giả vờ ngã đòi lỗi.

    – Hành động nhảy đu mình lên vòng rổ, trừ khi bóng ném rổ bị kẹt ở trên bảng rổ và giá đỡ bảng rỗ mà theo nhận định của trọng tài là để phòng chống chấn thương cho cầu thủ đó và cả cho những cầu thủ khác.

    – Phá bóng (bởi cầu thủ phòng ngự) ở quả ném phạt cuối cùng hay một quả phạt trước khi bóng chạm rổ hay hiển nhiên bóng sẽ chạm rỗ. Một điểm sẽ được trao cho đội tấn công, sau đó sẽ tính thêm một lỗi kỹ thuật đối với cầu thủ đội phòng ngự.

    38.3.2. Lỗi kỹ thuật đối với HLV, trợ lý HLV, cầu thủ dự bị và những người đi cùng đội là những lỗi do có cử chỉ, lời nói xúc phạm đến trọng tài, trọng tài bàn, giám sát trận đấu hay đối thủ hay vi phạm thủ tục hay trình tự điều hành thi đấu.

    38.4. Xử phạt :

    38.4.1. Nếu vi phạm lỗi kỹ thuật:

    – Do một cầu thủ thì lỗi kỹ thuật sẽ áp dụng đối với cầu thủ đó và sẽ tính như một lỗi đồng đội.

    – Do một HLV “C”, trợ lý HLV “B” hay những người đi theo đội “B” thì một lỗi kỹ thuật sẽ được áp dụng đối với HLV và sẽ không tính là một trong những lỗi đồng đội.

    38.4.2. Hai quả ném phạt được trao cho đối phương, tiếp theo là:

    – Một quả phát bóng ở vị trí đường giữa sân kéo dài đối diện với bàn trọng tài.

    – Một lần nhảy tranh bóng ở vòng tròn giữa sân.

    ĐIỀU 39: ĐÁNH NHAU

    39.1. Định nghĩa: Đánh nhau là hành động bạo lực xảy ra giữa hai hay nhiều cầu thủ (cầu thủ chính thức, cầu thủ dự bị, HLV, trợ lý HLV và người đi cùng đội).

    Điều này chỉ áp dụng đối với các cầu thủ dự bị, HLV, trợ lý HLV và những người đi cùng đội rời khỏi khu vực ghế ngồi của đội khi xảy ra đánh nhau hoặc trong bất kỳ tình huống nào mà dẫn đến đánh nhau.

    39.2. Luật quy định:

    39.2.1. Các cầu thủ dự bị và những người đi cùng đội mà rời khỏi khu vực ghế ngồi của đội trong khi xảy ra đánh nhau hoặc có thể dẫn tới đánh nhau, sẽ bị trục xuất.

    39.2.2. Khi xảy ra đánh nhau hoặc có những biểu hiện dẫn đến đánh nhau, chỉ có HLV và trợ lý HLV được phép rời khỏi khu vực ghế ngồi của đội để trợ giúp các trọng tài duy trì tình hình ổn định hay đảm bảo lại trật tự, trường hợp này không bị trục xuất.

    39.2.3. Nếu HLV hoặc trợ lý HLV rời khu ghế ngồi của đội mà không cố gắng giúp đỡ trọng tài để duy trì tình hình hay đảm bảo trật tự thì sẽ bị trục xuất.

    39.3. Xử phạt :

    39.3.1. Bất kể là bao nhiêu HLV, cầu thủ dự bị hay những người đi theo đội bị trục xuất vì rời khỏi khu vực ghế ngồi của đội sẽ HLV sẽ bị phạt một lỗi kỹ thuật “B”.

    39.3.2. Nếu các thành viên của cả hai đội bị truất quyền thi đấu theo điều luật này và không vi phạm lỗi khác thì trận đấu sẽ được tiếp tục như sau:

    Nếu một quả ném rổ ghi điểm vào cùng khoảng thời gian đó, bóng sẽ được trao cho đội không ghi điểm để phát bóng từ đường cuối sân.

    Nếu một đội đã kiểm soát bóng hay giành được bóng thì bóng sẽ được trao cho đội đó để ném phát bóng từ đường giữa sân kéo dài, đối diện với bàn trọng tài.

    Nếu không đội nào kiểm soát bóng hay giành được bóng, thì thực hiện nhảy tranh bóng.

    39.3.3. Những lỗi bị truất quyền sẽ được ghi lại như được quy định ở phần B.8.3 và sẽ không tính như một lỗi đồng đội.

    39.3.4. Tất cả hình thức xử phạt lỗi trước khi xảy ra tình huống đánh nhau được xử phạt theo quy định ở Điều 42 (những trường hợp đặc biệt ).

  7. CHƯƠNG VII : NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG CỦA LUẬT TRONG BÓNG RỔ


    luật thi đấu cầu lông

    ĐIỀU 40: MỘT CẦU THỦ PHẠM 5 LỖI

    40.1. Trong một trận đấu, một cầu thủ đã phạm 5 lỗi gồm lỗi cá nhân hoặc lỗi kỹ thuật sẽ được thông báo và cầu thủ đó phải rời khỏi trận đấu ngay. Cầu thủ đó phải được thay thế trong vòng 30 giây.

    40.2. Một lỗi vi phạm bởi một cầu thủ mà đã phạm 5 lỗi trước đó được xem như là một lỗi của cầu rgủ bị truất quyền và lỗi này được ghi vào biên bản ghi điểm tính cho HLV “B”.

    ĐIỀU 41: LỖI ĐỒNG ĐỘI – XỬ PHẠT

    41.1. Định nghĩa :

    41.1.1. Một đội bị xử phạt lỗi đồng đội khi đã phạm 4 lỗi ở một hiệp đấu.

    41.1.2. Tất cả các lỗi đồng đội vi phạm trong thời gian nghỉ giữa hiệp sẽ được coi như là lỗi của hiệp thi đấu chính hay lỗi của hiệp phụ tiếp theo.

    41.1.3. Tất cả các lỗi đồng đội vi phạm trong hiệp phụ tính bù thời gian sẽ được coi như là lỗi của hiệp đấu thứ tư.

    41.2. Luật quy định:

    41.2.1. Khi một đội bị xử phạt lỗi đồng đội thì tất cả mọi cầu thủ chính thức phạm lỗi cá nhân với cầu thủ không có động tác ném rổ sẽ bị phạt 2 quả ném phạt thay vì cho ném phát bóng biên.

    41.2.2. Nếu một cầu thủ của đội đang kiểm soát bóng hay đội được quyền phát bóng mà phạm lỗi cá nhân thì sẽ bị phạt bằng cách trao quyền phát bóng cho đối phương.

    ĐIỀU 42: NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

    42.1. Định nghĩa: Khi đồng hồ thi đấu dừng lại mà sau đó có lỗi hoặc vi phạm thêm một hoặc nhiều lỗi bị thổi phạt.

    42.2. Thủ tục:

    42.2.1. Tất cả các lỗi đều được tính và tất cả các hình thức xử phạt được xác định.

    42.2.2. Xác định thứ tự các lỗi xảy ra.

    42.2.3. Tất cả những xử phạt giống nhau cho cả hai đội và các hình thức xử phạt lỗi hai bên sẽ bị huỷ bỏ. Khi các hình thức xử phạt bị huỷ bỏ thì các lỗi này được xem như chưa diễn ra.

    42.2.4. Quyền phát bóng biên là kết quả của một lần xử phạt lỗi bị huỷ bỏ trong trường hợp phạm một hoặc nhiều lỗi khác.

    42.2.5. Ngay khi bóng trở thành bóng sống ở quả ném phạt thứ nhất hay một quả ném phạt hay quả phát bóng biên hoặc, hình thức xử phạt đó sẽ không được sử dụng để huỷ lỗi khác.

    42.2.6. Các hình thức xử phạt sẽ được tiến hành theo thứ tự mà các lỗi diễn ra.

    42.2.7. Nếu sau khi huỷ bỏ các lỗi giống nhau đối với các đội,không có các hình thức xử phạt khác, trận đấu sẽ được tiếp tục như sau:

    – Nếu ném rổ ghi điểm trong khoảng thời gian diễn ra lỗi, bóng sẽ được trao cho đội không ghi điểm để phát bóng từ đường cuối sân.

    – Nếu một đội kiểm soát bóng hay giành được quyền kiểm soát bóng thì bóng sẽ được trao cho đội này để phát bóng ở vị trí gần nhất với nơi vi phạm lỗi.

    – Nếu không đội nào kiểm soát bóng hay giành được bóng thì thực hiện nhảy tranh bóng.

    ĐIỀU 43: NÉM PHẠT

    43.1. Đinh nghĩa :

    43.1.1. Ném phạt là cơ hội để một cầu thủ ghi được một điểm, từ phía vị trí sau đường ném phạt và bên trong nửa vòng tròn khu vực ném phạt.

    43.1.2. Số quả ném phạt hay quyền sở hữu bóng được xác định từ tất cả các lỗi..

    43.2. Luật quy định:

    43.2.1. Khi vi phạm một lỗi cá nhân xử phạt là cho một quả ném phạt:

    – Cầu thủ bị phạm lỗi sẽ trực tiếp ném phạt..

    – Nếu có yêu cầu thay người, cầu thủ đó phải ném phạt xong mới được rời sân.

    – Nếu phải sân vì chấn thương, vi phạm lỗi thứ 5 hoặc lỗi truất quyền thi đấu thì cầu thủ thay thế sẽ là người ném phạt. Trong trường hợp không còn quyền thay người thì cầu thủ đồng đội khác của đội sẽ ném phạt.

    43.2.2. Khi phạt một lỗi kỹ thuật thì bất ky cầu thủ nào cuat đội đối phương đều có thể ném phạt.

    43.2.3. Cầu thủ ném phạt sẽ:

    – Đứng ở vị trí sau đường ném phạt và bên trong nửa vòng tròn ném phạt.

    – Sử dụng bất kỳ kỹ thuật nào để ném bóng vào rổ từ phía trên hay bóng chạm vòng rổ.

    – Ném bóng trong vòng 5 giây kể từ khi trọng tài đã trao bóng.

    – Không được chạm đường ném phạt hoặc vào khu vực giới hạn cho đến khi bóng đã vào rổ hay chạm vào vòng rổ.

    – Không được có động tác giả ném phạt.

    43.2.4. Các cầu thủ ở các vị trí tranh cướp bóng xung quanh khu vực ném phạt sẽ được đứng trong những vị trí có chiều rộng là 1m (hình)

    Các cầu thủ sẽ không được :

    – Đứng ở vị trí không phải của mình trong tranh bóng bật bảng.

    – Vào khu vực giới hạn, khu vực trung lập hoặc rời vị trí ném phạt cho đến khi bóng đã rời tay của cầu thủ ném phạt.

    – Các đối thủ của cầu thủ ném phạt không được có hành vi gây rối khi đang ném phạt.

    43.2.5. Các cầu thủ không đứng ở vị trí tranh chấp bóng bật nảy trở lại thì sẽ đứng ở phía sau đường ném phạt kéo dài và phía sau vạch 3 điểm cho đến khi bóng chạm vào vòng rổ hay quả ném phạt kết thúc.

    43.2.6. Trong khi thực hiện quả ném phạt mà tiếp theo sau đó là trường hợp ném phạt khác hay phát bóng biên thì tất cả các cầu thủ sẽ đứng ở phía sau đường ném phạt kéo dài và phía sau đường giới hạn khu vực 3 điểm.

    Bất cứ vi phạm Điều 43.2.3, 43.2.4, 54.2.5 hay 43.2.6 là vi phạm luật.

    43.3. Xử phạt:

    43.3.1. Nếu cầu thủ ném phạt vi phạm luật:

    – Các điểm ném rổ sẽ không được tính.

    – Cầu thủ khác phạm luật trước, đồng thời hay ngay sưu vi phạm luật của cầu thủ ném phạt thì sẽ không phạm luật.

    – Bóng sẽ được trao cho đối phương để ném phát bóng tại đường ném phạt kéo dài trừ khi phạt thêm một quả ném phạt nữa.

    43.3.2. Nếu ném phạt thành công và bất cứ cầu thủ nào không phải cầu thủ ném phạt phạm luật thì:

    – Nếu bóng vào rổ thì sẽ được tính điểm.

    – Những lỗi vi phạm khác sẽ không tính.

    Trong trường hợp quả ném phạt cuối cùng hoặc chỉ một quả ném phạt thì bóng sẽ được trao cho đội đối phương để phát bóng từ đường cuối sân.

    43.3.3. Nếu ném phạt không thành công và vi phạm các tình huống sau:

    – Vi phạm của cầu thủ đồng đội với cầu thủ thực hiện quả ném phạt cuối cùng hoặc một quả ném phạt, bóng sẽ được trao cho cầu thủ đối phương để phát bóng biên tại đường ném phạt kéo dài trừ khi đội đó được quyền kiểm soát bóng,

    – Đối thủ của cầu thủ ném phạt vi phạm luật thì một quả ném phạt nữa sẽ trao cho cầu thủ ném phạt.

    – Vi phạm lỗi hai bên ở quả ném phạt cuối cùng hoặc chỉ một quả ném phạt, trận đấu sẽ được tiếp tục bằng nhảy tranh bóng.

    ĐIỀU 44: SỬA CHỮA SAI LẦM

    44.1. Định nghĩa: Trọng tài có thể sửa chữa sai lầm nếu áp dụng luật không thích hợp trong những trường hợp sau:

    – Không đáng được ném phạt mà cho ném phạt.

    – Nhầm người ném phạt.

    – Cho phép ném phạt sai.

    – Trọng tài tính điểm sai hoặc huỷ bỏ điểm sai.

    44.2. Thủ tục:

    44.2.1. Có thể sửa chữa các lỗi đã đề cập nhưng phải được trọng tài hoặc trợ lý của trọng tài phát hiện trước khi bóng trở thành bóng sống tiếp theo sau lần bóng chết đầu tiên, sau khi đồng hồ thi đấu đã chạy lại sau sự sai lầm.

    Đó là :

    – Sai lầm xảy ra: – Tất cả những sai lầm xảy ra trong khi bóng chết.

    – Bóng sống: – Sai lầm được sửa.

    – Đồng hồ bắt đầu chạy hoặc tiếp tục chạy: – Sai lầm được sửa.

    – Bóng chết: – Sai lầm được sửa chữa.

    – Bóng sống sống trở lại: – Sai lầm không còn sửa được.

    44.2.2. Trọng tài có thể dừng trận đấu ngay khi phát hiện ra sai lầm cần sửa nhưng không được đặt một trong hai đội vào thế bất lợi. Nếu lỗi được phát hiện trong thời gian thia đấu, trọng tài ghi điểm phải đợi cho đến khi lần bóng chết đầu tiên mới báo tín hiệu âm thanh cho các trọng tài để dừng trận đấu.

    44.2.3. Bất cứ vi phạm lỗi, điểm đã được tính, thời gian đã sử dụng và hoạt động kèm theo có thể đã diễn ra sau khi vi phạm đã diễn ra và trước khi công nhận lỗi thì sẽ không bị huỷ bỏ.

    44.2.4. Sau khi sửa chữa lỗi, trận đấu sẽ được tiếp tục ở thời điểm mà trận đấu bị gián đoạn bởi việc sửa sai. Bóng trao cho đội đã giữ quyền kiểm soát bóng để phát bóng ở thời điểm sai lầm được phát hiện.

    44.2.5. Nếu sai lầm là một hoặc nhiều lần không đáng cho ném phạt hay nhầm lẫn người ném phạt, những quả ném phạt đã thực hiện do sai lầm thì huỷ bỏ kết quả và trận đấu được tiếp tục như sau:

    – Nếu đồng hồ thi đấu không được chạy lại sau lỗi, bóng sẽ được trao cho đội vừa huỷ bỏ kết quả ném phạt để phát bóng biên.

    – Nếu đồng hồ thi đấu đã tiếp tục chạy lại sau khi có lỗi và:

    Đội kiểm soát bóng (hay giành được bóng) tại thời điểm lỗi được phát hiện cũng là đội mà đã kiểm soát bóng vào thời điểm lỗi diễn ra.

    Không đội nào kiểm soát được bóng vào thời điểm lỗi được phát hiện, bóng sẽ được trao cho đội kiểm soát bóng tại thời điểm của lỗi để phát bóng.

    Nếu đồng hồ thi đấu đã bắt đầu tính thời gian và vào thời điểm đó lỗi được phát hiện, đội đang kiểm soát bóng là đối thủ của đội mà đã kiểm soát bóng tại thời điểm lỗi diễn ra, thì thực hiện nhảy tranh bóng.

    Nếu đồng hồ thi đấu đã bắt đầu tính thời gian và tại thời điểm này lỗi được phát hiện, thì một hay nhiều quả ném phạt sẽ được thực hiện và bóng sẽ được trao đội cho đội mà đã kiểm soát bóng vào thời điểm lỗi diễn ra để phát bóng biên.

    44.2.6. Nếu sai lầm là một lỗi quên không cho ném phạt thì:

    – Nếu không có sự thay đổi trong quyền sở hữu bóng từ khi lỗi diễn ra, trận đấu sẽ được tiếp tục sau khi sửa chữa lỗi như sau quả ném phạt bình thường.

    – Nếu đội đó ghi điếm sau khi được trao quyền sở hữu bóng để phát bóng, lỗi sẽ bị huỷ bỏ.

    44.2.7. Sai lầm được phát hiện mà có thể sửa chữa được:

    – Nếu cầu thủ có liên quan trong việc sửa chữa sai lầm đang ngồi trên ghế băng của đội sau khi được thay thế đúng luật (không bị lỗi truất quyền thi đấu hay đã vi phạm lỗi thứ 5). Cầu thủ phải trở lại sân thi đấu để tham gia vào việc sửa chữa sai lầm (ở thời điểm này anh ta trở thành cầu thủ chính thức).

    Sửa chữa xong sai lầm trên, cầu thủ đó có thể ở lại trong trận đấu trừ khi có yêu cầu thay người hợp lệ được yêu cầu lại, trong trường hợp đó cầu thủ có thể rời sân thi đấu.

    – Nếu cầu thủ đã bị thay bởi vì anh ta đã vi phạm lỗi thứ 5 hay bị truất quyền thi đấu, cầu thủ thay thế anh ta sẽ phải thực hiện việc sửa chữa sai lầm.

    44.2.8. Sự sai lầm không thể sửa chữa được sau khi trọng tài chính đã ký tên vào biên bản ghi điểm.

    44.2.9. Bất cứ lỗi nào hay khuyết điểm nào của trọng tài hay trong việc ghi biên bản có liên quan tới tỉ số, số lỗi, số lần hội ý hay bị bỏ sót có thể được trọng tai sửa chữa ở bất kỳ thời điểm nào trước khi trọng tài ký vào tờ ghi điểm.

    PHẦN 2: LUẬT BÓNG RỔ NBA

    NBA (National Basketball Association) là giải đấu bóng rổ chuyên nghiệp tổng hợp của khu Bắc Mỹ với 30 đội bóng gồm 29 đội bóng có cứ điểm tại Hoa Kỳ và 1 đội có cứ điểm tại Canada, đồng thờI sau khi gia nhập Hiệp Hội Bóng Rổ Thế Giới (FIBA: Fédération Internationale de Basketball) thì nền bóng rổ Hoa Kỳ đã có những hoạt động rất tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và tổ chức các đội bóng mang tầm cỡ thế giới qua việc hình thành giải đấu NBA. Vì vậy NBA còn được xem 1 trong 4 giải đấu thể thao lớn nhất và được ưa chuộng nhất tại Hoa Kỳ.

    Luật bóng rổ NBA

    Giải NBA được sáng lập vào ngày 6.6.1946 và đương thời có danh xưng là BAA (Basketball Association of America), nhưng sau khi có 1 số đội bóng đã rút tên ra từ một giải đấu mang tính cách cạnh tranh khác có tên là NBL (National Basketball League) rồi đầu quân sang BAA nên vào mùa Thu năm 1949, danh xưng BAA được đổi thành NBA. Tuy từ trước nay các đội bóng thuộc giải NBA đều có văn phòng riêng tại quốc gia của mình nhưng tất cả những sự vận hành và điều động đều đặt dưới quyền quản hạt của văn phòng trụ sở NBA tại thành phố Newyork.

    30 đội bóng của giải đấu NBA được chia thành 2 khu vực Đông và Tây, hơn nữa mỗi khu còn chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm có 5 đội và sẽ thi đấu theo lịch trình của mùa đấu thông thường (Regular Season) gồm 82 trận đấu bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau theo phương thức:

    – Các đội cùng nhóm sẽ lần lượt gặp nhau 4 trận trên sân nhà và sân đối phương mỗi lần 2 trận (tổng cộng 16 trận)

    – Các đội cùng khu vực sẽ lần lượt đụng với các đội thuộc nhóm khác từ 3 đến 4 trận (tổng cộng 36 trận).

    – Các đội khác khu vực sẽ lần lượt đụng nhau 2 trận trên sân nhà và sân đối phương (tổng cộng 30 trận).

    Sau khi tranh xong lịch trình mùa đấu thông thường, đội đứng Nhất các nhóm và 5 đội có thứ hạng cao trong khu vực của cả 2 khu Đông Tây sẽ thi đấu tiếp theo phương thức gặp nhau 7 trận, đội nào đạt 4 trận thắng sẽ loại đối phương gọi là play-off Tournament hoặc thường được gọi là NBA playoff.

    Vòng đấu play-off của khu vực được quyết định theo cách tính thứ hạng của các đội như sau: đội hạng 1 gặp đội hạng 8, đội hạng 2 gặp đội hạng 7, đội hạng 3 gặp đội hạng 6 và đội hạng 4 gặp đội hạng 5. Sau đó, 2 đội vô địch 2 khu vực sẽ tranh chung kết gọi là vòng đấu NBA Final được diễn ra từ đầu cho đến giữa tháng 6 mỗi năm.

     

    PHẦN 3: LUẬT BÓNG RỔ 3 NGƯỜI (LUẬT BÓNG RỔ ĐƯỜNG PHỐ)

    luật bóng rổ 3 người

    Điều 1: Sân thi đấu

    – Trận thi đấu sẽ được thi đấu trên nửa phần sân của sân thi đấu bóng rổ FIBA thông thường.

    Điều 2: Đội bóng

    – Mỗi đội sẽ có nhiều nhất là 4 vận động viên ( 3 VĐV chính thức và 1 dự bị) và 1 huấn luyện viên.

    Điều 3: Trọng tài

    – Sẽ có 1 trọng tài điều hành trận đấu và 3 trợ lý của trọng tài chính ở bàn thư ký là: 1 ghi điểm, 1 TT bấm giờ, 1 TT 14 giây

    Điều 4: Bắt đầu trận đấu

    4.1. Cả 2 đội sẽ được khởi động cùng 1 lúc 3 phút

    4.2. Trận đấu sẽ được bắt đầu bằng nhảy tranh bóng tại đường ném phạt, đội A sẽ là đội đối diện rổ thi đấu, Đội kiểm soát được bóng sẽ được trực tiếp ném vào rổ mà không cần phải đem bóng ra sau đường 3 điểm. Đối thủ sẽ được lấy bóng trong lần tranh bóng tiếp theo mủi tên phát bóng biên luân phiên. Hướng mủi tên sẽ được chỉ theo hướng ghế ngồi của đội để được đánh dấu là đội sẽ lấy bóng trong lần phát bóng tiếp theo.

    Điều 5: Thời gian thi đấu – đội thắng cuộc

    5.1. Thời gian thi đấu gồm có 3 hiệp mổi hiệp 5 phút cho mổi hiệp

    5.2. Tuy nhiên đội đạt đến điểm số 33 hay hơn sẽ là đội thắng cuộc. Nếu điểm số đó xãy ra trước khi kết thúc thời gian thi đấu thông thường.

    5.3. Nếu điểm số hòa ở cuối trận đấu, trận đấu sẽ tiếp tục bằng những hiệp phụ mổi hiệp 2 phút

    5.4. Khoảng thời gian giải lao giữa mổi hiệp và hiệp phụ là 1 phút.

    5.5. 1 phút cuối trận đấu và hiệp phụ đồng hồ dừng khi bóng vào rổ. Đồng hồ sẽ tiếp tục khi đội tấn công nhận được bóng ở bất cứ vị trí nào trên sân thi đấu

    5.6.  1 Đội bị xử thua (33/0) nếu 3 phút khi thời gian thi đấu bắt đầu mà không đủ 3 vận động viên thi đấu trên sân.

    Điều 6: Lỗi cá nhân và lỗi đồng đội

    – Một đấu thủ mà phạm 4 lỗi thì anh ta phải rời khỏi sân. Một đội sẽ ném phạt khi đội đó phạm 3 lỗi đồng đội trong 1 hiệp đấu.

    Điều 7: Luật 14 giây

    – Một đội phải cố gắng ném rổ trong thời gian 14 giây

    Điều 8: Cách chơi bóng

    8.1. Sau quả ném rổ thành công hay quả phạt cuối vào rổ:

    – Một vận động viên của đội không ghi điểm sẽ tiếp tục trận đấu bằng cách chuyền bóng từ vạch đường biên cuối sân cho đồng đội của anh ta ở bất kỳ vị trí nào trên sân. Tuy nhiên, nếu vị trí nhận bóng đó không phải là sau đường 3 điểm thì bóng sẽ phải dẫn hoặc chuyền đến vị trí khác sau đường 3 điểm.

    – Một khi bóng đã ở sau đường 3 điểm, phải có ít nhất 2 vận động viên của đội tấn cống ( 1 người nhận bóng hoặc người dẫn bóng và đồng đội của anh ta) phải có sự chạm bóng trước khi cố gắng ghi điểm.

    8.2. Sau quả ném rổ không thành công hay quả phạt cuối không vào rổ:

    – Nếu đội tấn công lấy bóng bật bảng, đội này có thể tiếp tục ghi điểm mà không cần phải ném bóng ra sau đường 3 điểm.

    – Nếu đội phòng thủ lấy được bóng bật bảng, đội đó phải lấy bóng ra sau đường 3 điểm ( bằng cách dẫn hoặc chuyền)

    8.3. Sau khi cướp được bóng hoặc giành được bóng

    – Nếu bóng đang trong vòng 2 điểm, thì bóng phải được dẫn hoặc chuyền đến sau đường 3 điểm. Một khi mà bóng đã ở sau đường 3 điểm rồi, thi phải có ít nhất 2 vận động viên của đội tấn công phải có sự va chạm bóng trước khi cô gắng ghi điểm ( người nhận bóng hay người dẫn bóng và đồng đội của anh ta)

    8.4. Vận động viên mà nhận quả bóng đầu tiên hoặc anh ta dẫn bóng ngay sau đường 3 điểm mà anh ta cố gắng ghi điểm là phạm luật. Nếu anh ta là người bị lỗi trong khi cố gắng ghi điểm là một lỗi nhưng không có ném phạt.

    8.5. Tất cả các quả phát bóng biên sau khi lỗi (trừ ném phạt), phạm luật bóng ra biên, khi bắt đầu hiệp 2 , hiệp 3 và hiệp phụ thì bóng sẽ được phát từ biên ở vạch 3 điểm gần nơi phạm luật nhất. Vị trí sẽ được đánh dấu bóng ra biên là vạch 5 cm. Trọng tài sẽ cầm bóng đưa cho cầu thủ đứng ngoài biên. Người phát bóng phải chuyền bóng cho đồng đội anh ta ở bất cứ vị trí nào trên sân thi đấu sau vạch 3 điểm. Tuy nhiên nó không phải là vị trí sau vạch 3 điểm thì người nhận bóng phải dẫn hoặc chuyền đến nơi ở sau vạch 3 điểm.

    8.6. Không được phép úp rổ nếu rổ đàn hồi không sữ dụng được.

    Điều 9: Thay người

    – Việc thay người sẽ được phép khi bóng trờ thành bóng chết và đồng hồ thi đấu đã dừng lại

    Điều 10: Hội ý

    – Không có lần hội ý cho bất cứ đội nào trong bất kỳ lúc nào.

    Trên đây là toàn bộ luật bóng rổ mới nhất năm 2018 mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng vào các trận đấu tự tổ chức. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn.

    Thi đấu bóng rổ cũng cần phải có áo đồng phục bóng rổ…

>>> Xem ngay bài viết: 99+ Mẫu Quần Áo Bóng Rổ Đang Được Giới Trẻ Ưa Chuộng Tại Hà Nội

Tin Liên Quan